Tư vấn Chống Thấm Sân Thượng với 8 cách hiệu quả nhất

Trong bài viết này, Nhà Xanh Việt Nam sẽ giới thiệu về tầm quan trọng của việc chống thấm sân thượng đồng thời chia sẻ 8 cách chống thấm cho sân thượng hiệu quả nhất. Mời quý vị cùng theo dõi:

I. Các dấu hiệu nhận biết sân thượng bị thấm dột

Dưới đây là một số dấu hiệu để nhận biết sân thượng bị thấm dột và cần khắc phục ngay:

Dấu hiệu nhận biết sân thượng bị thấm dột
Dấu hiệu nhận biết sân thượng bị thấm dột
  • Vết nứt trên bề mặt sân thượng xuất hiện và liên tục mở rộng theo thời gian, đặc biệt là vết nứt ở góc và mép sân thượng.
  • Sân thượng còn xuất hiện những vết lún, rêu mọc, vết chân chim.
  • Sàn sân thượng bị nghiêng, méo mó không đều. Gạch lát sân thượng bị nứt, vỡ hoặc bung ra khỏi vị trí.
  • Trên trần dưới sân thượng có những vết ẩm, nước chảy xuống khi trời mưa, đặc biệt là tại các vị trí có nguồn nước như ống thông hơi, ống xả rác.
  • Bê tông trên sân thượng bị sủi bọt, phồng rộp lên khi trời mưa.

II. Nguyên nhân khiến sân thượng bị thấm dột

Nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến hiện tượng thấm dột sân thượng là:

  • Sân thượng tiếp xúc trực tiếp với nguồn nước trong thời gian dài như nước mưa, nước hệ thống ống nước. Nước đọng lâu ngày trên sân thượng sẽ dần thấm xuống đến tầng dưới, gây thấm dột.
  • Sân thượng không được tráng phủ lớp chống thấm hoặc lớp chống thấm không đạt chất lượng nên dễ bị thấm nước.
  • Thiết kế sân thượng không đúng kỹ thuật, thiếu hệ thống dẫn nước tới ống thoát nước hoặc độ dốc sân thượng không đủ làm cho nước khó chảy ra ngoài.
  • Ống thoát nước bị tắc nghẽn khiến nước không thể thoát xuống ổng xả.
  • Sân thượng đã quá xuống cấp do sử dụng lâu năm, xuất hiện nhiều vết nứt là điều kiện thuận lợi để nước thấm xuống.

III. Tầm quan trọng của việc chống thấm sân thượng

Test hiệu quả chống thấm - Hình minh họa
Test hiệu quả chống thấm – Hình minh họa

Hậu quả nếu không áp dụng biện pháp chống thấm cho sân thượng ngay từ khi xây dựng:

  • Sân thượng thấm nước, tạo ra ứ đọng, khiến cho bề mặt trần của tầng dưới bị nứt, rạn, loang lổ và bong tróc.
  • Những vết ố vàng, nứt nẻ, rỉ sét và nấm mốc gây ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ căn nhà.
  • Không khí trong nhà trở nên ô nhiễm, hương vị nấm mốc, cảm giác ngột ngạt và ẩm ướt gây ra những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, đặc biệt là ảnh hưởng xấu đến sức khỏe đường hô hấp của trẻ nhỏ.
  • Cấu trúc công trình chịu ảnh hưởng gián tiếp, xuống cấp nhanh chóng, biến căn nhà mới xây thành cũ kỹ và đẩy chi phí sửa chữa lên gấp 2-3 lần so với mức bình thường.
  • Các tác động khác liên quan đến đường dây điện âm tường, gây chập điện dẫn đến hỏa hoạn, thậm chí có thể đe dọa đến tính mạng.

>>CÓ LIÊN QUAN:

IV. Tư vấn các cách chống thấm cho sân thượng hiệu quả

Xem Video về cách Chống thấm sân thượng hiệu quả cho các công trình do Nhà Xanh Việt Nam xây dựng:

Dưới đây là tư vấn chống thấm sân thượng của kỹ sư Lê Hải Duyên, mời quý vị cùng tham khảo:

1. Hướng dẫn chống thấm sân thượng bằng nhựa đường

Nhựa đường là loại chất lỏng hoặc hệ bán rắn có độ đặc quánh cao và màu sắc đen đặc trưng. Bitum và dầu hắc chống thấm chính là thành phần cốt lõi của nhựa đường. Nhựa đường có khả năng kết dính tốt, khả năng bảo vệ trước tác động của tia UV, bịt các khe nứt hiệu quả cũng như mang đến độ bền cao, không gây độc hại với con người.

Phương pháp chống thấm sân thượng bằng nhựa đường
Phương pháp chống thấm sân thượng bằng nhựa đường

Để chuẩn bị chống thấm sân thượng bằng nhựa đường, chúng ta cần xác định diện tích sân thượng để từ đó tính toán lượng phụ gia cũng như nhân công cần thiết.

Theo đó, các bước thực hiện thi công như sau:

  • Bước 1: Tiến hành làm nóng để cho nhựa đường tan chảy và pha thêm dầu DO nhằm tăng cường khả năng thẩm thấu.
  • Bước 2: Quét đều nhựa đường lên bề mặt sân thượng bằng con lăn (lưu ý sử dụng thêm lớp lót Asphalt primer để quét lên mặt sàn đã được làm sạch).
  • Bước 3: Dán tấm trải BITUM MEMBRANE lên lớp lót bằng đèn khò khí ga. Sử dụng đèn khò khí ga để nung chảy nhựa đường bên dưới tấm BITUM MEMBRANE rồi dán lên lớp lót (tạo liên kết chặt chẽ với lớp lót Primer gốc nhựa đường đã thi công trước đó).
  • Bước 4: Dùng bay miết mạnh phía trên để tạo bề mặt phẳng và loại bỏ các túi khí bên dưới
  • Bước 5: Phơi nắng trong 2 ngày
  • Bước 6: Kiểm tra tính năng chống thấm của tấm trải sau khi đã thi công kín bề mặt
  • Bước 7: Thi công lớp vữa xi măng M75 có độ dày 2-3cm
  • Bước 8: Thi công gạch chống nóng
  • Bước 9: Phủ bạt lên bề mặt sàn đã được quét nhựa và tưới nước 2 lần mỗi ngày.

2. Phương pháp chống thấm sân thượng bằng xi măng

Xi măng là vật liệu chống thấm được sử dụng phổ biến để ngăn chặn sự thấm nước từ sân thượng vào bên trong căn nhà. Điểm mạnh của phương pháp này là giá thành rẻ, dễ thi công và có thể thực hiện tại nhà.

Chống thấm sân thượng bằng xi măng
Chống thấm sân thượng bằng xi măng

Chuẩn bị:

  • Cây lăn
  • Bay
  • Chổi quét,…
  • Xi măng trắng hoặc đen.

Quá trình thực hiện như sau:

  • Bước 1: Vệ sinh mặt sàn bê tông.
  • Bước 2: pha xi măng với nước theo tỷ lệ nhất định.
  • Bước 3: Quét đều xi măng sao cho bao phủ toàn bộ bề mặt sàn.
  • Bước 4: Để xi măng khô trong ít nhất 3 giờ.

3. Cách chống thấm sân thượng bằng Sika

Chống thấm sân thượng bằng hóa chất là phương pháp hữu hiệu trong việc ngăn nước thấm vào nhà. Hai sản phẩm được sử dụng phổ biến là sika latex và sikaproof membrane.

Cách chống thấm sân thượng bằng Sika
Cách chống thấm sân thượng bằng Sika

Chuẩn bị vật liệu:

  • Chuẩn bị các vật liệu chống thấm gồm sika latex, sikaproof membrane, phụ gia chống thấm và gạch lát.
  • Chuẩn bị các dụng cụ cần thiết như cây lăn, chổi quét, bay, máy khoan, đục tay…để sử dụng trong quá trình thi công.
  • Tiến hành vệ sinh sâu sắc bề mặt bê tông, loại bỏ triệt để tất cả vụn vữa, bụi bẩn, mảng rêu bám dính.

Thi công chống thấm bằng sika latex:

  • Làm ẩm kỹ bề mặt bê tông. Sau đó tiến hành phun lớp lót sikaproof membrane đã pha với nước theo tỉ lệ 25% hóa chất : 45% nước sạch lên toàn bộ bề mặt.
  • Đợi 2-3 giờ cho lớp lót sikaproof membrane khô hoàn toàn. Sau đó tiến hành quét lớp hóa chất sika latex đặc không pha trực tiếp lên trên.
  • Quét từng lớp một và đợi cho mỗi lớp khô hẳn rồi mới quét lớp tiếp theo. Quét tối thiểu 3 lớp sika latex.
  • Xoa phẳng lớp vữa sika latex bằng bay hoặc chổi quét rồi phun thêm một lớp phụ gia chống thấm bảo vệ.
  • Để công trình được bền lâu, có thể lát thêm gạch chống thấm lên phần sân thượng đã chống thấm xong.

4. Sử dụng chất chống thấm sân thượng

Đây là phương pháp sử dụng kết hợp giữa water seal DPC và vữa chống thấm 2 thành phần sika topseal 107.

Thi công chất chống thấm sân thượng cho công trình
Thi công chất chống thấm sân thượng cho công trình

Các bước thực hiện như sau:

  • Bước 1: Vệ sinh sạch sẽ bề mặt, loại bỏ tất cả vữa thừa và tạp chất.
  • Bước 2: Quét một lớp vữa mỏng để quét lên bề mặt, đối với vết nứt lớn thì đục chữ V để rót vữa Sika Grout để lấp đầy.
  • Bước 3: chống thấm 2 lớp bằng Sika Topseal 107, quét 2 tiếng 1 lần.

>>THAM KHẢO THÊM BÀI VIẾT:

5. Ứng dụng sơn chống thấm sân thượng Epoxy

Sơn Epoxy là một loại vật liệu được ưa chuộng trong việc xử lý chống thấm sân thượng. Sản phẩm này mang đến nhiều lợi ích đáng kể, bao gồm:

  • Giảm thiểu nguy cơ trượt trơn.
  • Độ bền màu cao.
  • Chống bụi, chống mài mòn và độ ma sát tốt.
Chống thấm sân thượng bằng sơn chống thấm
Chống thấm sân thượng bằng sơn chống thấm

Quy trình thi công:

  • Bước 1: Làm sạch và xử lý bề mặt sàn để tăng độ bám dính giữa lớp sơn epoxy và mặt sàn.
  • Bước 2: Chà nhám và lấp đầy các lỗ hổng nhỏ trên mặt sàn để đảm bảo thẩm mỹ. Bạn có thể dùng keo epoxy để lấp và sau đó mài lại khi lớp sơn khô.
  • Bước 3: Phủ lớp sơn lót sau khi bề mặt đã được làm sạch.
  • Bước 4: Thi công lớp sơn hoàn thiện. Nếu có bọt khí xuất hiện, bạn cần sử dụng dung môi để phun lên và làm tan bọt.
  • Bước 5: Nghiệm thu công trình. Có thể di chuyển sau 24h thi công và hoạt động bình thường sau 7-10 ngày hoạt động.

6. Cách chống thấm sân thượng bằng màng chống thấm khò nóng

Chuẩn bị:

  • Làm sạch bề mặt, loại bỏ bụi bẩn, vữa thừa và tạp chất trên bề mặt sàn.
  • Chuẩn bị màng khò nóng hoặc miếng dán chống thấm nguội.
Chống thấm sân thượng hiệu quả bằng màng khò
Chống thấm sân thượng hiệu quả bằng màng khò

Thi công:

  • Sử dụng lu lăn sơn để phủ lớp sơn lót gốc Bitum với định mức 6-8m2/lít. Nên thực hiện quét lớp sơn lót trong ngày và tiến hành thi công lớp chống thấm khi lớp lót khô.
  • Dùng máy hàn bằng gas để đốt nóng bề mặt thi công và khò mặt dưới màng chống thấm. Dán nhanh màng đã khò nóng xuống bề mặt sàn.
  • Khu vực đã khò nên dùng con lăn cao su để ép chặt. Lăn từ giữa ra hai mép của màng chống thấm để tạo bề mặt phẳng và tránh bọt khí. Nếu có bong bóng, dùng vật nhọn đâm thủng. Lỗ thủng này sẽ tự hàn kín trong quá trình hoàn thiện. Đảm bảo chiều rộng dải gia cố đủ để chồng mép ít nhất 10cm vào hai bên khe.
  • Màng chống thấm phải được khò dính toàn diện, giáp mí 8cm theo chiều dọc và 12cm tại điểm đầu của cuộn.
  • Phủ lớp vữa bảo vệ xi măng – cát M76 dày từ 2-3cm và để khô. Thực hiện bảo dưỡng bề mặt trong ít nhất 7 ngày.

7. Sử dụng bạt chống thấm sân thượng ( miếng dán chống thấm)

Vật liệu HDPE chống thấm được tạo ra với nhiều kích cỡ và độ dày khác nhau. Các nhà thầu sẽ chọn kích thước phù hợp dựa trên yêu cầu và diện tích sân thượng.

Thường thì, người ta chọn vật liệu có độ dày từ 0,5mm đến 1,0mm để chống thấm sân thượng. Vật liệu HDPE có kích thước từ 4,0m đến 8,0m tùy theo loại. Tuy nhiên, kích thước có thể được sản xuất theo yêu cầu của người sử dụng.

Thi công bạt chống thấm sân thượng
Thi công bạt chống thấm sân thượng

Giá vật liệu chống thấm này thấp hơn so với các loại vật liệu che phủ khác. Giá thành phụ thuộc vào nguyên liệu và kích thước.

Quá trình thi công sử dụng vật liệu chống thấm sân thượng:

  • Bước 1: Gỡ gạch sân thượng (nếu có) và làm sạch rồi vệ sinh bề mặt.
  • Bước 2: Dùng nhựa đường nóng chảy và pha thêm dầu DO để làm loãng, sau đó thấm vào bề mặt bê tông. Quét lên toàn bộ bề mặt sàn bằng chổi hoặc con lăn và thực hiện trong thời tiết nắng.
  • Bước 3: Sau 2 ngày nắng, phủ bạt lên và tưới nước hai lần mỗi ngày trong hai chu kỳ.
  • Bước 4: Phủ vật liệu HDPE chống thấm lên độ dốc, khoét lỗ cho ống thoát nước và lát gạch lên trên.
  • Bước 5: Khoan lỗ thông hơi trên trần, lắp ống chữ L (cách đáy khoan 2cm) để tránh nước mưa. Điều này giúp hơi nước từ phía dưới trần nhà bốc lên gặp các lớp cách nhiệt của nhựa đường và vật liệu chống thấm sẽ đọng lại ở các lỗ khoan, ngăn chặn sự thấm ngược từ bên trong.

8. Phương pháp sử dụng tấm lợp Polycarbonate chống thấm

Tấm nhựa Polycarbonate là một loại vật liệu xây dựng thông minh với khả năng lấy sáng tốt, được sản xuất từ polyme tổng hợp. Chúng có độ bền cao, khả năng cách nhiệt và chống thấm nước hiệu quả. Việc lợp mái bằng tấm Polycarbonate giúp bề mặt sân thượng không phải tiếp xúc trực tiếp với các tác động của thời tiết như mưa, nắng.

Chống thấm sân thượng bằng cách sử dụng tấm lợp Polycarbonate
Chống thấm sân thượng bằng cách sử dụng tấm lợp Polycarbonate

Với đặc tính trong suốt và khả năng truyền ánh sáng tốt, bạn có thể tận dụng sân thượng để trồng cây, phơi phóng đồ.

Hơn nữa, việc thi công mái che Polycarbonate rất dễ dàng và có tuổi thọ lên đến 20 năm.

>>THAM KHẢO THÊM:

V. Các lưu ý khi chống thấm sân thượng đại hiệu quả cao

Khi thi công chống thấm sân thượng, có một số lưu ý quan trọng cần được tuân thủ để đảm bảo hiệu quả cao. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng khi thi công chống thấm sân thượng:

  1. Đánh giá trạng thái hiện tại của sân thượng: Trước khi tiến hành thi công, cần phải đánh giá trạng thái hiện tại của sân thượng để xác định những vết nứt, rò rỉ nước hoặc vết thấm khác có thể gây ra nguy hiểm cho công trình.
  2. Lựa chọn vật liệu chống thấm phù hợp: Cần lựa chọn vật liệu chống thấm phù hợp với nhu cầu sử dụng, thời tiết cũng như kinh tế của bản thân.
  3. Chuẩn bị bề mặt sàn thượng trước khi thi công: Cần phải đảm bảo bề mặt sàn thượng được làm sạch, khô ráo và không có bất kỳ dấu hiệu ẩm ướt, bụi bẩn hay dầu mỡ trên bề mặt.
  4. Áp dụng đúng kỹ thuật thi công: Kỹ thuật thi công chống thấm phải được thực hiện đúng cách và tuân thủ theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc của chuyên gia trong lĩnh vực này.
  5. Kiểm tra và bảo trì định kỳ: Sau khi hoàn thành công trình, cần kiểm tra và bảo trì định kỳ để đảm bảo tính hiệu quả và độ bền của công trình chống thấm.
Hình ảnh công nhân Nhà Xanh Việt Nam thi công chống thấm
Hình ảnh công nhân Nhà Xanh Việt Nam thi công chống thấm

VI. Một số câu hỏi thường gặp

1. Hiệu quả chống thấm sân thượng kéo dài trong bao lâu?

Thông thường các đơn vị chống thấm sân thượng sẽ bảo hành 10 năm cho các công trình chống thấm. Nhìn chung thì tùy thuộc vào thời tiết cũng như chất liệu chống thấm mà hiệu quả sẽ khác nhau, trung bình khoảng 10-15 năm bạn nên thi công chống thấm 1 lần.

2. Giá chống thấm sân thượng là bao nhiêu?

Tùy thuộc vào chất liệu và diện tích nhà mà các đơn vị thi công sẽ lấy giá khác nhau. Trung bình trong khoảng từ 100.000 – 500.000 đồng/m2.

>>THAM KHẢO THÊM VỀ:

  • ✅Dịch vụ Xây Nhà Trọn Gói tại Đồng Nai kèm đơn giá chi tiết nhất TẠI ĐÂY
  • ✅Đơn giá xây dựng nhà ở tại Biên Hòa Đồng Nai chi tiết nhất TẠI ĐÂY!

Trên đây là 8 cách hiệu quả nhất để chống thấm sân thượng và các lưu ý khi thi công. Hy vọng bài viết đã mang đến đầy đủ các thông tin mà bạn cần, Nhà Xanh Việt Nam chân thành cảm ơn bạn đã đọc bài viết, chúc bạn luôn thật nhiều sức khỏe và thành công trong cuộc sống!

Rate this post


Bài viết liên quan
  • Sàn 1 phương là gì? 

    Sàn 1 phương: Tìm hiểu về kết cấu và cách bố trí thép

    Trong xây dựng nhà ở, sàn đóng vai trò như một kết cấu quan trọng, chịu trách nhiệm truyền tải trọng của toàn bộ công trình xuống móng. Trong bài viết này, Kỹ sư Lê Hải Duyên sẽ chia sẻ về khái niệm Sàn 1 phương là gì, cách bố trí thép sàn 1 phương…

  • Bể Tự Hoại 3 ngăn

    Bể Tự Hoại 3 ngăn: Cấu tạo, Nguyên Lý và cách Thi công

    Hầm tự hoại là nơi chứa các chất thải sinh hoạt, khi xuống bể chứa dạng đặc theo thời gian nó phân hủy thành các chất dạng lỏng rồi theo ống thoát ra ngoài. Nhắc tới từ hầm cầu chắc ai ở độ tuổi xây nhà đều hiểu sự quan trọng của nó. Bể tự…

  • Móng cọc

    Móng Cọc: Phân loại, Ứng dụng và các Lưu ý khi thi công

    Móng cọc là loại móng nhà phổ biến trong xây dựng dân dụng. Cùng Kỹ Sư Lê Hải Duyên tìm hiểu về các loại móng cọc, vật liệu, ứng dụng, tiêu chuẩn thiết kế, cách thi công và các lưu ý khi thi công móng cọc trong xây dựng ở bài viết sau: Mục lục…

  • Dịch vụ xây nhà trọn gói tại Huyện Long Thành Đồng Nai của Nhà Xanh Việt Nam

    Xây Nhà Trọn Gói Huyện Long Thành Đồng Nai | Nhà Xanh Việt Nam

    Bạn đang có ý định xây nhà trọn gói tại huyện Long Thành, Đồng Nai? Hãy để Kỹ sư Lê Hải Duyên và Nhà Xanh Việt Nam đồng hành cùng bạn! Mục lục nội dungI. Các dấu hiệu nhận biết sân thượng bị thấm dộtII. Nguyên nhân khiến sân thượng bị thấm dộtIII. Tầm quan…

  • Tìm hiểu về móng đơn

    Móng đơn là gì? Cấu tạo, Ưu nhược điểm & cách Thi công

    Hãy cùng Kỹ Sư Lê Hải Duyên tìm hiểu về cấu tạo, ưu nhược điểm và quá trình thi công của móng đơn trong bài viết sau của Nhà Xanh Việt Nam. Mục lục nội dungI. Các dấu hiệu nhận biết sân thượng bị thấm dộtII. Nguyên nhân khiến sân thượng bị thấm dộtIII. Tầm…