Trong xây dựng thì cần phải đảm bảo tính chính xác từ những chi tiết nhỏ nhất, điều này giúp công trình vừa đảm bảo độ bền cũng như an toàn cho người sử dụng. Trong đó vật tư quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công trình chính là gạch xây. Vậy, kích thước gạch xây tiêu chuẩn trong xây dựng là bao nhiêu? Cùng Nhà Xanh Việt Nam tìm hiểu trong bài viết sau:
I. Những tiêu chuẩn khi lựa chọn gạch xây dựng
Gạch xây dựng phải đảm bảo tiêu chuẩn bởi chúng là bộ “khung xương” tạo nên công trình. Khi lựa chọn gạch xây, cần phải đáp ứng những tiêu chí sau:
- Độ sắc nét từ màu gạch đến những góc cạnh.
- Gạch không bị sứt mẻ trên bề mặt cũng như những góc cạnh.
- Để thử cho chính xác thì cần phải thử tiếng gõ trên bề mặt, gạch đảm bảo chất lượng thì tiếng gõ cũng phát phát ra những âm thanh đặc trưng.
- Bề mặt mịn, không xảy ra những hiện tượng nứt hay có lỗ khí.
- Để kiểm tra chắc chắn hơn thì nếu bạn ngâm nước lạnh trong 24 giờ thì khả năng hấp thụ không được vượt quá 15% trọng lượng khô của gạch khi thử nghiệm.
>>KIẾN THỨC CÓ LIÊN QUAN:✅Tiêu chuẩn Cát Xây Dựng tại Việt Nam – TCVN 7570:2006
II. Những loại gạch xây tiêu chuẩn hiện nay
Trên thị trường có rất nhiều loại gạch xây, mỗi loại đều có những đặc trưng khác nhau, riêng biệt phù hợp với từng công trình khác nhau. Và hiện nay có những loại gạch xây tiêu chuẩn như sau:
1. Gạch đất nung
Đây là loại gạch phổ biến nhất trên thị trường được sử dụng hầu hết ở mọi công trình. Gạch được làm từ đất sét, qua quá trình nung nhiệt độ cao thì chúng sẽ có những màu sắc đặc trưng như màu đỏ và đỏ sẫm. Theo đó, gạch đất nung được chia làm 3 loại đó là:
- Gạch đặc.
- Gạch thông tâm.
- Gạch 6 lỗ.
2. Gạch không nung
Những loại gạch không nung được làm từ xi măng là chủ yếu, như tên gọi của chúng thì loại gạch này không qua lò nung nhiệt độ cao. Gạch tự đóng rắn, đặt tiêu chí về cơ học cũng như độ nén, độ hút như tiêu chuẩn xây dựng.
Gạch không nung chia thành những loại sau:
- Gạch xỉ (gạch block)
- Gạch bê tông nhẹ (gạch bê tông bọt, gạch bê tông khí chưng áp).
- Gạch ba banh.
III. Kích thước gạch xây tiêu chuẩn
1. Kích thước gạch nung
1.1. Kích thước gạch đặc
Những viên gạch đặc là những viên không có lỗ, nung nguyên khối và không có lỗ rỗng thường được dùng để xây tường.
Kích thước gạch đặc thông dụng hiện nay có 2 loại:
- Gạch tuynel đặc 105 với thể tích = 2 viên QTC 220 x105x65mm.
- Gạch Tuynel đặc 150 =1.5 viên QTC: 210 x 150 x 55mm.
1.2. Kích thước gạch 2 lỗ
Gạch 2 lỗ thường được xây dựng ở những công trình không chịu quá nhiều áp lực như nhà vệ sinh hay tường rào.
Gạch 2 lỗ thường có thể tích = 2.5 viên QTC Kích thước gạch 2 lỗ chuẩn sẽ là 20x95x55cm.
1.3. Kích thước gạch 4 lỗ
Đây được xem là loại gạch phổ biến nhất trong xây dựng, dùng trong xây nhà, xây tường rất chắc chắn và đảm bảo trong quá trình sử dụng
Gạch 4 lỗ sẽ có thể tích bằng 1.6 viên QTC và kích thước chuẩn sẽ là 205 x 95 x 95 mm.
1.4. Kích thước gạch 6 lỗ
Kích thước gạch 6 lỗ theo tiêu chuẩn là 205 x 150 x 95mm. Đây là loại gạch phổ biến trong xây dựng và thường được dùng tại các vị trí ít chịu lực, không thấm nước, và làm lờ chống nóng mái.
Mời quý vị tham khảo thêm video review gạch 6 lỗ miền trung ưu – nhược điểm của Nhà Xanh Việt Nam:
2.Kích thước gạch không nung
2.1. Kích thước gạch block/Gạch xi măng
Kích thước gạch block/Gạch xi măng tiêu chuẩn là:
- Đối với gạch block đặc: 220mm x 105mm x 60mm.
- Đối với gạch block rỗng 2 thành vách: 390mm x 100mm x 190mm.
- Đối với gạch block rỗng 3 thành vách: 390mm x 100mm x 130mm.
- Đối với gạch block rỗng 4 thành vách: 390mm x 200mm x 130mm.
Loại gạch block này được cấu thành từ mạt đá, cát vàng cát đen, xỉ nhiệt điện, phế thải công nghiệp, đất,…
2.2. Kích thước gạch bê tông nhẹ
Kích thước gạch bê tông nhẹ tiêu chuẩn là 600 x 200 x 200mm, 600 x 200 x 100mm và 600 x 300 x 200mm.
Loại gạch này được chia thành 2 loại là gạch bê tông bọt và gạch bê tông khí chưng áp. Đây là loại gạch nhẹ nhưng độ chịu lực tương đối kém.
2.3. Kích thước gạch Ba banh (papanh)
Kích thước gạch Ba banh (papanh) tiêu chuẩn là 390 x 190 x 150mm, 100 x 150 x 250mm, 90 x140 x 260mm, 95 x 150 x 270mm, 100 x 140 x 270mm.
Thành phần chính của gạch nung Papanh là xi măng, vôi bột và xỉ than.
>>LOẠT BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
- ✅Kỹ Sư giải đáp: “Nhà Phố nên xây tường 10 hay tường 20?”
- ✅Kích thước Cầu thang, bậc cầu Thang chuẩn trong xây dựng
III. Những nguyên tắc cơ bản trong xây gạch
Khi xây tường gạch, cần đảm bảo những nguyên tắc cơ bản như sau:
- Gạch xây phải đảm bảo tính chính xác tỉ mỉ trong từng công đoạn, các viên gạch xây dựng phải đúng mạch, đảm bảo tính kỹ thuật trong xây dựng.
- Nền gạch khô thì cần phải tưới nước để đảm bảo chúng không bị vữa ra.
- Cần phải giăng dây nhợ thường xuyên thả quả dọi, người thợ cần nắm vững quy tắc trên ăn dây, dưới ăn mí. Trên ăn dây có nghĩa là cạnh trên của những viên gạch phải sát dây căng, vị trí của dây căng thường cao hơn viên gạch nửa lằng một ít để cho dây có thể rúng động theo mặt nang. Dưới ăn mí tức là cạnh bên dưới gạch phải được phẵng đều với cạnh bên trên viên gạch nằm dưới.
Trên đây là bài viết về kích thước gạch xây tiêu chuẩn trong xây dựng bạn nên biết, hi vọng những thông tin hữu ích trên sẽ giúp ích cho các bạn. Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết.