5 nguyên tắc Thông Gió Giếng Trời mà bạn cần Lưu Ý

Giếng trời ngoài việc cung cấp ánh sáng tự nhiên cho căn nhà thì còn là một thiết kế giúp không khí trong nhà được lưu thông, tạo ra sự mát mẻ cho toàn bộ căn nhà. Tuy nhiên, để đạt được mục đích này thì bạn cần tuân thủ các nguyên tắc thông gió giếng trời sau đây:

I. Thông gió giếng trời hoạt động như thế nào?

Giếng trời thông gió hoạt động bằng cách thoát khí nóng tự nhiên trong nhà bạn và hút khí mát ngoài vào. Là phương pháp làm mát thụ động, giếng trời sẽ giúp bạn duy trì nhiệt độ mát mẻ trong nhà.

Bằng cách bố trí giếng trời và cửa thoát khí nghịch hướng nhau, không khí mát sẽ luân phiên tràn vào nhà và đẩy khí nóng trong nhà ra theo nguyên tắc. Hoặc có thể sử dụng các loại quạt thông gió để tạo đối lưu không khí.

II. Lưu ý về các nguyên tắc thông gió giếng trời từ kỹ sư xây dựng

Nguyên tắc thông gió giếng trời là phải đảm bảo không khí trong nhà được lưu thông, từ đó luồng gió mát sẽ chạy từ đỉnh mái (Giếng trời) rồi sau đó đi vào các phòng và đi ra ở cửa chính hoặc cửa phụ.

Để làm được điều này, Nhà Xanh Việt Nam khuyên bạn nên lưu ý các nguyên tắc sau khi thiết kế:

1. Chọn vị trí giếng trời phù hợp với hướng gió

Khi thiết kế giếng trời, kiến trúc sư cần phải bố trí dựa theo thực tế công trình. Bằng việc xác định hướng gió ở khu vực bạn sống từ đó đưa ra vị trí phù hợp giúp không khí không bị tập trung quá nhiều ở một điểm. Điều này sẽ giúp gió có sự lưu thông, có hướng gió vào và hướng ra.

Chọn vị trí giếng trời phù hợp với hướng gió
Chọn vị trí giếng trời phù hợp với hướng gió

Tuy nhiên, để đảm bảo yếu tố phong thủy thì bạn cần tránh đặt giếng trời ở hướng Bắc. Vì theo quan niệm đây là hướng tượng trưng cho phần âm, bố trí giếng trời hướng này sẽ khiến ngôi nhà bị ảnh hưởng bởi âm khí.

Hướng Nam và Đông Nam là hướng tốt để bố trí giếng trời, tuy nhiên bạn nên dựa vào hướng gió của căn nhà để đưa ra vị trí phù hợp.

>THAM KHẢO NGAY:

2. Không nên đặt giếng trời ở cửa chính

Giếng trời nên bố trí ở cầu thang, trong phòng ngủ, phòng bếp hoặc ở cuối nhà. Không nên bố trí ở cửa chính hoặc ở trước nhà, bởi đây là nơi ánh sáng và không khí tập trung nhiều chính vì thế mà bố trí giếng trời sẽ gây ra tình trạng dư sáng.

Không nên đặt giếng trời ở cửa chính
Không nên đặt giếng trời ở cửa chính

Bên cạnh đó, bố trí giếng trời ở trước nhà còn không tốt theo phong thủy. Theo đó, bạn nên bố trí ở chính giữa căn nhà để thu hút tài lộc và vượng khí lan tỏa khắp cả căn nhà.

3. Nên thiết kế giếng trời không lớn hơn 10% diện tích nhà

Một nguyên tắc thông gió giếng trời khác mà bạn cần lưu ý là kích thước của giếng trời, cần đảm bảo giếng trời không lớn hơn 10% tổng diện tích căn nhà. Kích thước giếng trời lý tưởng nhất là từ 4 đến 6m2.

Nên thiết kế giếng trời không lớn hơn 10% diện tích nhà
Nên thiết kế giếng trời không lớn hơn 10% diện tích nhà

Điều này sẽ giúp căn nhà của bạn tránh tình trạng thừa sáng và nhiệt độ căn nhà tăng lên do nắng chiếu vào nhà quá nhiều. Nếu thiết kế quá nhỏ thì không phát huy hết được lợi ích cảu giếng trời.

4. Nguyên tắc thông gió giếng trời dựa trên diện tích và hình dạng nhà

Mục đích của thiết kế giếng trời làm hút gió mát tự nhiên bên ngoài vào và đẩy dòng khí nóng trong nhà ra một cách liên tục. Chính vì thế, dựa vào diện tích và kiểu thiết kế nhà mà các KTS sẽ bố trí số lượng giếng trời phù hợp. Cụ thể như sau:

  • Với nhà nhỏ, nhà ống diện tích nhỏ thì KTS thường bố trí 1 giếng trời và thường bố trí giếng trời ở sau nhà để lấy gió theo phương ngang.
  • Đối với các nhà nhỏ từ 2 tầng trở lên: thông thường giếng trời sẽ đặt giữa nhà để lấy gió theo phương ngang. Đồng thời các tầng cần giảm tối thiểu các vách ngăn để không khí có thể dễ dàng di chuyển, tạo ra sự thông thoáng cho căn nhà.
  • Với nhà diện tích dài: Cần bố trí 2 giếng trời (thường là ở giữa và ở cuối nhà). Trong đó 1 giếng sẽ đưa gió mát vào và 1 giếng sẽ lùa gió nóng trong nhà ra theo đường parabol.
Nguyên tắc thông gió giếng trời dựa trên diện tích và hình dạng nhà
Nguyên tắc thông gió giếng trời dựa trên diện tích và hình dạng nhà

5. Nguyên tắc bố trí không gian và nội thất cho nhà có giếng trời

Về mặt lý thuyết, giếng trời lấy không khí mát và đưa vào trong các phòng của toàn bộ căn nhà. Chính vì thế việc bố trí và sắp xếp nội thất căn nhà là điểu vô cùng quan trọng. Một số nguyên tắc thông gió giếng trời mà bạn cần lưu ý là:

  • Nên bố trí cửa gió vào và cửa gió ra nghịch phía. Điều này sẽ giúp gió lưu thông dễ dàng và tránh tình trạng không khí bị “ứ động” trong nhà.
  • Có thể bố trí thêm khoảng sân nhỏ để giúp không khí căn nhà trở nên thông thoáng hơn.
  • Về cách bố trí cửa gió như sau: Cửa hút gió nằm ở vị trí thấp (ở chân tường) và ở hướng đầu gió, ngược lại cửa thoát gió nên đặt ở trên cao và cuối hướng gió.
  • Cửa chính, cửa sổ và các ô trống cần được thiết kế lớn để mang lại tác dụng thông gió tốt nhất.
  • Các phòng nên có ít nhất 2 cửa.
  • Tường nên xây thêm khoảng trống ở giữa để thông gió tốt hơn.
  • Về vật liệu, nên dùng các vật liệu nhẹ, có bề mặt nhám sẽ giúp căn nhà mát mẻ hơn.
  • Tránh sử dụng quá nhiều nội thất, nhất là đối với nhà nhỏ.
Nguyên tắc bố trí không gian và nội thất cho nhà có giếng trời
Nguyên tắc bố trí không gian và nội thất cho nhà có giếng trời

>CÓ LIÊN QUAN:✅ Giếng trời là gì? Các lưu ý quan trọng khi thiết kế giếng trời

II. Các cách thông gió giếng trời phổ biến nhất

Dưới đây là các cách thông gió giếng trời phổ biến hiện nay:

1. Cửa thông gió thụ động

Như đã nói ở trên, đây là cách thông gió vô cùng phổ biến. Bằng cách bố trí 2 cửa thông gió, không khí sẽ đi vào từ 1 cửa và đi ra từ 1 cửa kéo theo không khí mát vào nhà, đầy không khí nóng trong nhà ra.

Cửa thông gió thụ động
Cửa thông gió thụ động

Đây là cách thông gió không cần sử dụng đến điện, cách thức lắp đặt và hoạt động cũng vô cùng đơn giản.

2. Quạt mái vòm (quả cầu thông gió)

Có bao giờ bạn thấy các căn nhà được bố trí các cục inoc kim loại trên nóc nhà và bạn tự hỏi công dụng của nó là gì chưa? Thực tế đây là một cách thông gió cho nhà vô cùng đơn giản, các quả cầu thông gió này hoạt động hoàn toàn bằng sức khó giúp hút không khí mát vào và đẩy không khí nóng ra.

Quả cầu thông gió
Quả cầu thông gió

Nhược điểm của quả cầu thông gió là việc chúng sẽ hút cả bụi bẩn kéo theo vào nhà và khác khó vệ sinh. Hơn nữa, nếu nhà bạn ở nơi khuất gió thì nó cũng không hoạt động được.

3. Quạt thông gió

Quạt thông gió thường được đặt trong phòng vệ sinh hoặc phòng giặt ủi, sau khi khởi động thì quạt sẽ hút không khí và thải ra bên ngoài.

Quạt thông gió
Quạt thông gió

Ưu điểm của quạt thông gió là có kết hợp với việc lộc không khí, khử mùi. Tuy nhiên nhìn chung giá thành của loại quạt thông gió khá cao.

>>CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Trên đây là các nguyên tắc thông gió giếng trời mà bạn cần lưu ý, chân thành cảm ơn quý vị đã đọc bài viết, chúc các bạn thật nhiều sức khỏe và may mắn!

Rate this post


Bài viết liên quan
  • Xây nhà trọn gói là gì?

    Có nên xây nhà trọn gói? Tiết kiệm hay tốn kém hơn?

    Xây nhà trọn gói đang là xu hướng được nhiều chủ đầu tư lựa chọn. Vậy, xây nhà trọn gói là gì? Có nên xây nhà trọn gói? Lợi ích, rủi ro và giải pháp. Tham khảo ngay bài viết sau của Nhà Xanh Việt Nam: Mục lục nội dungI. Thông gió giếng trời hoạt…

  • Các loại Móng Nhà phổ biến trong xây dựng

    4 Loại Móng Nhà phổ biến trong xây dựng dân dụng

    Xây nhà là chuyện trọng đại, và móng nhà chính là nền tảng cho sự vững chắc của công trình. Nhưng với 4 loại móng phổ biến: móng đơn, móng băng, móng bè và móng cọc, đâu là lựa chọn tốt nhất cho ngôi nhà của bạn? Hãy cùng Kỹ sư Lê Hải Duyên tìm…

  • Các bước thực hiện kiểm tra độ sụt bê tông

    Độ sụt bê tông là gì? Cách kiểm tra độ sụt bê tông

    Độ sụt bê tông là gì? Kỹ sư Lê Hải Duyên sẽ giải thích chi tiết về độ sụt, cách kiểm tra và ảnh hưởng của nó đến chất lượng công trình. Cùng Nhà Xanh Việt Nam tìm hiểu về bê tông cứng, dẻo, siêu dẻo và ứng dụng của chúng trong xây dựng: Mục…

  • Sàn 1 phương là gì? 

    Sàn 1 phương: Tìm hiểu về kết cấu và cách bố trí thép

    Trong xây dựng nhà ở, sàn đóng vai trò như một kết cấu quan trọng, chịu trách nhiệm truyền tải trọng của toàn bộ công trình xuống móng. Trong bài viết này, Kỹ sư Lê Hải Duyên sẽ chia sẻ về khái niệm Sàn 1 phương là gì, cách bố trí thép sàn 1 phương…

  • Bể Tự Hoại 3 ngăn

    Bể Tự Hoại 3 ngăn: Cấu tạo, Nguyên Lý và cách Thi công

    Hầm tự hoại là nơi chứa các chất thải sinh hoạt, khi xuống bể chứa dạng đặc theo thời gian nó phân hủy thành các chất dạng lỏng rồi theo ống thoát ra ngoài. Nhắc tới từ hầm cầu chắc ai ở độ tuổi xây nhà đều hiểu sự quan trọng của nó. Bể tự…