Tham khảo ngay các kinh nghiệm thiết kế giếng trời kèm 50+ Mẫu giếng trời đẹp dành cho nhà phố trong bài viết sau của Nhà Xanh Việt Nam:
I. Các lưu ý khi thiết kế giếng trời đảm bảo phong thủy và thẩm mỹ
1. Đảm bảo an toàn khi thiết kế giếng trời
Đối với giếng trời được đặt trong không gian sinh hoạt, như phòng khách hay phòng ăn, hãy chú ý đến các yếu tố an toàn. Việc treo đèn hoặc hoặc các vật trang trí nặng gần khu vực giếng trời có thể ảnh hưởng đến an toàn của các thành viên trong gia đình.
Nếu giếng trời nằm trên hành lang hoặc cầu thang, cần quan tâm đến các biện pháp an toàn. Nên sử dụng lan can hoặc hoa sắt để bảo vệ, tránh việc té ngã. Đồng thời, cần đảm bảo chiều cao an toàn và khoảng cách khe hở để không xảy ra nguy cơ ngã từ giếng trời.
2. Thiết kế giếng trời cách âm hiệu quả
Giếng trời thường có thiết kế dạng ống thông giữa các tầng, tạo ra sự thông thoáng và lưu thông không khí. Tuy nhiên, điều này cũng đồng nghĩa với khả năng truyền âm giữa các tầng. Để giảm thiểu tác động của tiếng ồn, bạn nên áp dụng một số phương pháp sau đây:
- Sử dụng cây xanh và các yếu tố trang trí như giấy dán tường, đá ốp để tạo ra các lớp chắn âm thanh giữa các tầng.
- Lựa chọn các vật liệu âm thanh hấp thụ hoặc cách âm để xây dựng các bức tường hoặc vách ngăn giữa giếng trời và các không gian khác.
3. Thiết kế giếng trời tránh nước ứ động, mưa tạt
Cần chú ý đến việc thiết kế mái che cho giếng trời nhằm đảm bảo ngôi nhà không bị ảnh hưởng bởi thời tiết mà đặc biệt là mưa, bão khiến nước hắt vào nhà.
Để khắc phục vấn đề này, Nhà Xanh Việt Nam thường sử dụng các phương pháp sau:
- Ở phần đỉnh giếng, nên gia cố thêm sắt.
- Xây thêm phần bảo vệ quanh đỉnh giếng để giống mưa hắt.
- Hạn chế tia UV bằng vật liệu thông minh.
4. Trang trí thêm tiểu cảnh cho phần đáy giếng
Ở phần đáy giếng, chúng tôi khuyên bạn nên bố trí thêm tiểu cảnh như: hòn non bộ, các cây xanh, thác nước hay bể cá để tạo ra sự đồng bộ cho thiết kế. Hơn nữa các tiểu cảnh này còn giúp cản nắng và giảm nhiệt độ cho căn nhà, tránh việc các thiết kế nội thất bị hư hỏng.
II. Vị trí thích hợp để đặt giếng trời đẹp, hợp phong thủy
Vị trí đặt giếng trời trong nhà phù hợp là: Cạnh cầu thang, phòng bếp, phòng ngủ hoặc cuối nhà. Nếu bạn muốn đặt ngoài nhà thì nên đặt ở sân sau. Tránh đặt ở cửa chính vì không gian này đã đủ ánh sáng và hơn nữa là đặt giếng trời ở vị trí này không phù hợp với phong thủy.
Nhà Xanh Việt Nam khuyên bạn nên đặt giếng trời ở vị trí trên cầu thang để tận dụng ánh sáng, đồng thời tạo ra sự thông thoáng cho cả căn nhà. Hoặc đặt giếng trời phía sau nhà để tạo ra sự đối lưu không khí, giúp căn nhà trở nên thông thoáng và tràn ngập ánh sáng.
III. Tổng hợp 50+ các mẫu giếng trời đẹp, hợp phong thủy
Nhà Xanh Việt Nam xin giới thiệu 50+ mẫu giếng trời đẹp phân theo các khu vực bố trí, cụ thể như sau:
1. Mẫu giếng trời cầu thang
>>CÓ LIÊN QUAN:✅Top 30+ mẫu Giếng Trời cầu thang Đẹp, Hiện Đại nhất
2. Mẫu giếng trời cho phòng khách
3. Mẫu giếng trời trong phòng phòng ngủ
>>LIÊN QUAN:✅15+ mẫu Giếng Trời trong phòng ngủ Hiện Đại cho nhà Phố
4. Mẫu giếng trời sau nhà cho nhà ống
>>LIÊN QUAN:✅22+ Mẫu tiểu Cảnh Giếng Trời sau nhà đẹp Ngất Ngây!
5. Mẫu giếng trời cho căn bếp đẹp
3. Mẫu giếng trời trong phòng phòng tắm
Trên đây là các mẫu giếng trời đẹp mà Nhà Xanh Việt Nam thiết kế và tổng hợp được, hy vọng bài viết đã giúp bạn chọn được mẫu giếng trời phù hợp cho căn nhà của mình. Nhà Xanh Việt Nam chân thành cảm ơn quý vị đã đọc bài viết, chúc các bạn luôn thật nhiều sức khỏe và tràn đầy niềm vui trong cuộc sống!