Cách cải tạo Nhà Bị Thấm Dột từ sân thượng

Hiện nay việc sân thượng và ban công bị thấm dột là vấn đề nhiều nhà mắc phải. Dù là sân thượng lớn hay bé thì đều bị nếu như lúc thi công không thực hiện đúng chuẩn quy trình chống thấm.

Thời điểm cuối năm là thời điểm phù hợp để tiến hành cải tạo nhà để chuẩn bị đón tết sum vầy. Nếu bạn đang có nhu cầu cải tạo nhà thấm dột, hãy tham khảo ngay các nguyên nhân và các bước khắc phục trong bài viết sau của Nhà Xanh Việt Nam:

Hiện trạng khảo sát bị thấm dột nên cải tạo
Hiện trạng khảo sát bị thấm dột nên cải tạo

I. Các nguyên nhân trần nhà bị thấm nước

Mặc dù chi phí chống thấm ngay từ ban đầu tương đối thấp, tuy nhiên nhiều gia chủ vẫn chủ quan mà “bỏ quên” điều này. Trần nhà thấm dột gây ra tình trạng khó chịu trong sinh hoạt, ảnh hưởng đến sức khỏe và còn có nguy cơ gây ra trơn trượt cho người sử dụng. Dưới đây là các nguyên nhân trần nhà bị thấm nước:

1. Trần nhà bị thấm nước do sàn mái nứt

Sàn mái là nơi chịu tác dụng của nhiệt độ và môi trường khắc nhiệt, do đó đây là khu vực dễ bị nứt, rạn. Về mùa khô thì có thể không ảnh hưởng mấy nhưng vào mùa mưa thì các vất nứt này sẽ khiến tình trạng thấm dột xảy ra.

2. Nước thấm từ sàn tầng trên xuống

Đối với các ngôi nhà cao tầng, nước từ tầng trên thường xuyên có tình trạng thấm xuống tầng bên dưới, nhất là khu vực nhà vệ sinh và tầng thượng.

3. Do vật tư kém hoặc cách thi công không đạt chuẩn

Vật tư không có công dụng chống thấm hoặc dễ xuống cấp sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến công tác chống thấm. Ngoài ra, việc thợ xây dựng áp dụng sai cách hoặc lỗi trong khi thi công chống thấm cũng là một phần nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.

>>LOẠT BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

II. Quy trình cải tạo nhà bị thấm dột từ sân thượng

Để tránh tình trạng nhà thấm nước, Nhà Xanh Việt Nam thường sử dụng sơn chống thấm Flinkote cho các công trình. Ngoài ra, Nhà Xanh Việt Nam luôn tuân thủ các bước khi cải tạo chống thấm sân thượng như sau:

Quy trình cải tạo nhà bị thấm dột từ sân thượng
Quy trình cải tạo nhà bị thấm dột từ sân thượng

Bước 1: Đục bỏ lớp nền gạch sân thượng cũ

Tuy gạch vẫn còn ưng ý nhưng vẫn phải đục phá bỏ để thực hiện triệt để nguyên nhân thấm dột

Bước 1: Đục bỏ nền gạch cũ
Bước 1: Đục bỏ nền gạch cũ

Bước 2: Vệ sinh nền sạch, đục tỉa những mảng vữa còn sót

Bước này phải vệ sinh sạch hết bụi mịn bằng cách dội nước quét, lau, lấy khăn thấm hết bụi và nước. Trám lại những vị trí lỏm nhiều

Bước 2: vệ sinh sạch xà bần, bụi
Bước 2: vệ sinh sạch xà bần, bụi
Tiến hành xử lý các vết nứt bằng sika
Tiến hành xử lý các vết nứt bằng sika

Bước 3: Sau khi sân khô quét Flinkote 3 lớp

Lớp 1: Quét lớp 1 Finkote pha với nước tỉ lệ 1:1 với định lượng 0.2 lít/m2 và chờ cho khô tuyệt đối. Lưu ý tưới ẩm sàn trước khi quét 30p.

Quét Finkote lớp 1
Quét Finkote lớp 1

Lớp 2: Quét lớp 2 Flinkote nguyên chất với định lượng 0.5-0.75lit/m2 chờ cho khô tuyệt đối. Quét vuông góc lớp 1, thời gian cách lớp 1 là 4 tiếng.

Quét Finkote lớp 2
Quét Finkote lớp 2

Lớp 3: Sau 4 tiếng quét lớp 2 thì bắt đầu quét lớp 3 vuông góc với lớp 2 Flinkote nguyên chất với định lượng 0.5-0.75lit/m2 chờ cho khô tuyệt đối. Lưu ý, dán lưới thủy tinh chống xé nách tường.

Quét chống thấm lớp 3
Quét chống thấm lớp 3

Bước 4: Sau khi 3 lớp khô tiến hành ngâm nước 24h để kiểm tra còn thấm không.

Nếu vẫn còn thấm tiến hành quét lớp 4 và ngâm kiểm tra 24h cho đến khi không còn thấm. Đây là bước cực kỳ quan trọng.

Ngâm nước test 24h để kiểm tra chống thấm
Ngâm nước test 24h để kiểm tra chống thấm

Bước 5: Kiểm tra chống thấm

Nếu thấm thì quay lại bước 3 lăn chống thấm tiếp, nếu không thấm thì tiếp tục bước 6.

Kiểm tra chống thấm
Kiểm tra chống thấm

Bước 6: Quét hồ dầu bằng PCB40

Tiến hành quét hồ dầu bằng PCB40
Tiến hành quét hồ dầu bằng PCB40

Bước 7: Cán nền tạo dóc bằng hồ ướt

Lưu ý cán nền để qua đêm để đạt độ cứng.

Cán nền tạo dóc
Cán nền tạo dóc

Bước 8: Lát gạch hoàn thiện

Hồ dầu PCB40 + keo dán gạch + đường ron 1cm. Lưu ý cần tưới ẩm nền cán trước khi lát gạch.

Lát gạch hoàn thiện
Lát gạch hoàn thiện

Bước 9: Vệ sinh sạch sẽ, sơn tường bao

Bơm nước để kiểm tra độ thoát nước có bị động không.

Vệ sinh sạch sẽ và sơn tường bao
Vệ sinh sạch sẽ và sơn tường bao

Mời quý vị tham khảo video các bước chi tiết về quy trình chống thấm hiệu quả cùng Nhà Xanh Việt Nam:

III. Nhà Xanh Việt Nam – đơn vị sửa chữa nhà tại Biên Hòa Đồng Nai uy tín

Quy trình rất rõ ràng nhưng không phải ai cũng thực hiện kỹ thuật đạt. Nếu làm không chuẩn thì các vấn đề vẫn sẽ tiếp diễn ở tương lai gần gây tốn kém nhiều lần sửa chữa. Chính vì lý do đó, nên nếu gia chủ có ý định sửa chữa nhà tại Biên Hòa hoặc cần cải tạo nhà, hãy liên hệ Nhà Xanh Việt Nam để được tư vấn tối ưu kinh phí và thời gian.

Với hơn 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng, xây nhà trọn gói tại Biên Hòa Đồng Nai và dịch vụ sửa chữa nhà tại Biên Hòa Đồng Nai. Nhà Xanh Việt Nam là đơn vị cung cấp dịch vụ sửa chữa nhà được nhiều khách hàng đánh giá cao. Với đội ngũ kỹ sư giàu kinh nghiệm, các công trình mà chúng tôi thực hiện luôn đảm bảo chất lượng cao nhất đến với quý khách hàng.

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY TNHH KIẾN TRÚC & XÂY DỰNG NHÀ XANH VIỆT NAM

Rate this post


Bài viết liên quan
  • Nên Xây Nhà Trọn Gói hay tự gọi thợ thi công và tự mua vật tư?

    Nên Xây Nhà Trọn Gói hay thuê nhân công, cái nào tiết kiệm hơn?

    Mục lục nội dungI. Các nguyên nhân trần nhà bị thấm nước1. Trần nhà bị thấm nước do sàn mái nứt2. Nước thấm từ sàn tầng trên xuống3. Do vật tư kém hoặc cách thi công không đạt chuẩnII. Quy trình cải tạo nhà bị thấm dột từ sân thượngBước 1: Đục bỏ lớp nền…

  • Móng bè

    Móng Bè: cấu tạo, ưu và nhược điểm [Kỹ sư chia sẻ]

    Mục lục nội dungI. Các nguyên nhân trần nhà bị thấm nước1. Trần nhà bị thấm nước do sàn mái nứt2. Nước thấm từ sàn tầng trên xuống3. Do vật tư kém hoặc cách thi công không đạt chuẩnII. Quy trình cải tạo nhà bị thấm dột từ sân thượngBước 1: Đục bỏ lớp nền…

  • ban an hoa minh coi thien nhien

    Lợi ích của Không Gian Xanh trong thiết kế Nhà Ở là gì?

    Mục lục nội dungI. Các nguyên nhân trần nhà bị thấm nước1. Trần nhà bị thấm nước do sàn mái nứt2. Nước thấm từ sàn tầng trên xuống3. Do vật tư kém hoặc cách thi công không đạt chuẩnII. Quy trình cải tạo nhà bị thấm dột từ sân thượngBước 1: Đục bỏ lớp nền…

  • Các loại Móng Nhà phổ biến trong xây dựng

    4 Loại Móng Nhà phổ biến trong xây dựng dân dụng

    Mục lục nội dungI. Các nguyên nhân trần nhà bị thấm nước1. Trần nhà bị thấm nước do sàn mái nứt2. Nước thấm từ sàn tầng trên xuống3. Do vật tư kém hoặc cách thi công không đạt chuẩnII. Quy trình cải tạo nhà bị thấm dột từ sân thượngBước 1: Đục bỏ lớp nền…

  • Tìm hiểu về móng đơn

    Móng đơn là gì? Cấu tạo, Ưu nhược điểm và Quá trình thi công

    Mục lục nội dungI. Các nguyên nhân trần nhà bị thấm nước1. Trần nhà bị thấm nước do sàn mái nứt2. Nước thấm từ sàn tầng trên xuống3. Do vật tư kém hoặc cách thi công không đạt chuẩnII. Quy trình cải tạo nhà bị thấm dột từ sân thượngBước 1: Đục bỏ lớp nền…