Quy trình Thi Công Móng Đơn chi tiết nhất

Dưới đây là các bước trong quy trình thi công móng đơn một cách chi tiết và đầy đủ nhất do Kỹ Sư Lê Hải Duyên – CEO Nhà Xanh Việt Nam chia sẻ. Mời quý vị cùng tham khảo:

quy trình thi công móng đơn
Quy trình thi công móng đơn

I. Khái niệm về móng đơn trong xây dựng

Để thi công móng đơn hiệu quả, trước tiên bạn cần hiểu đúng khái niệm của móng đơn.

Móng đơn là loại móng được sử dụng để đỡ một cột hoặc một nhóm cột đứng sát nhau và có chức năng chịu lực.

Các loại móng đơn có thể được thiết kế với nhiều hình dạng khác nhau như hình vuông, hình chữ nhật, hình tám cạnh, hình tròn,… và được đặt riêng lẻ trên mặt đất. Móng đơn có thể được thiết kế dưới dạng móng cứng, móng mềm hoặc móng kết hợp tùy thuộc vào yêu cầu của công trình.

Ngoài việc được sử dụng để xây dựng những công trình lớn, móng đơn cũng thường được sử dụng trong quá trình sửa chữa cải tạo nhà nhỏ. Loại móng này được xem là tiết kiệm nhất trong các loại móng, tuy nhiên, nó vẫn đảm bảo độ bền và chắc chắn cho công trình.

>>THAM KHẢO THÊM: 

II. Quy trình thi công móng đơn chi tiết

Quy trình thi công móng đơn chi tiết như sau:

Bước 1: Chuẩn bị mặt bằng và dụng cụ, trang thiết bị

Sau khi khảo sát kỹ lưỡng và lựa chọn được loại móng phù hợp, đơn vị thi công cần chuẩn bị mặt bằng để thi công. Mặt bằng cần được dọn dẹp sạch sẽ, bằng phẳng. Các dụng cụ, trang thiết bị cần thiết cho việc đóng cọc, đào hố móng (Nhà Xanh Việt Nam sử dụng các dòng máy móc hiện đại nhất trên thị trường, có thể kể đến như máy xúc đào XCMGmáy xúc lật XCMG trong thi công móng) cần được chuyển đến.

Bước 2: Tiến hành đóng cọc và đào hố móng

Vị trí, kích thước hố móng và cọc cần được xác định chính xác theo thiết kế. Đơn vị thi công sử dụng máy móc hiện đại để đóng cọc sâu vào nền đất, tăng cường tính ổn định cho móng. Đối với nền đất yếu, cần gia cố bằng cọc tre, cọc gỗ trước khi đóng cọc bê tông.

Hố móng cần được làm khô ráo trong suốt quá trình thi công để tránh suy giảm độ bền của nền móng. Đất đào ra từ hố móng có thể được sử dụng lại để gia cố bên dưới lớp bê tông. Máy đầm cần được sử dụng để gia tăng độ chắc chắc của nền đất.

Tiến hành đào hố móng
Tiến hành đào hố móng

>>THAM KHẢO THÊM:

Bước 3: Đổ lớp bê tông lóp cho móng

Sau khi hoàn thành hố móng, bê tông lót cần được đổ để tạo mặt phẵng, chắc chắn và ngăn cản mất nước cho lớp bê tông dưới móng. Bê tông lót có tác dụng trực tiếp hỗ trợ móng.

Bước 4: Lắp đặt cốt thép

Cốt thép cần được lựa chọn kỹ lưỡng để đảm bảo độ bền cho móng và công trình. Các thanh thép cần được cắt và uốn theo thiết kế bằng phương pháp cơ khí chính xác, sau đó được bọc bằng túi nilon ở hai đầu để tránh bị ăn mòn.

Lắp cốt thép cho móng đơn
Lắp cốt thép cho móng đơn

Bước 5: Đổ bê tông

Hỗn hợp bê tông với tỷ lệ vật liệu phù hợp cần được trộn đồng đều rồi đổ xa trước, gần sau để tạo khối thống nhất. Mặt bằng móng cần luôn ở tình trạng khô ráo khi đổ bê tông.

Bước đổ bê tông móng
Bước đổ bê tông móng

Bước 6: Kiểm tra và tháo cốp pha

Sau khi đổ bê tông móng từ 1 đến 2 ngày, việc kiểm tra độ liên kết bê tông là vô cùng quan trọng để đảm bảo chất lượng của móng xây dựng. Nếu bê tông đạt chuẩn thì tiến hành tháo cốp pha móng.

Bước 7: Bảo dưỡng công trình

Bê tông móng sau khi đổ thường phải chịu nhiều tác động từ yếu tố ngoại cảnh, đặc biệt là tác động của khí hậu. Để đảm bảo chất lượng bê tông và kéo dài tuổi thọ của móng, bảo dưỡng bê tông móng đúng quy cách là điều cần thiết.

>>THAM KHẢO THÊM:

Việc bảo dưỡng bê tông móng bao gồm các hoạt động như sửa chữa các vết nứt trên bề mặt bê tông, làm sạch bề mặt móng nhằm đảo bảo chất lượng móng.

Với những thông tin chi tiết này, Nhà Xanh Việt Nam hy vọng bạn sẽ có thể thực hiện quy trình thi công móng đơn một cách chính xác và hiệu quả nhất. Xin chân thành cảm ơn quý vị đã theo dõi bài viết, chúc bạn luôn may mắn và thành công trong công việc.

Rate this post


Bài viết liên quan
  • Nên Xây Nhà Trọn Gói hay tự gọi thợ thi công và tự mua vật tư?

    Nên Xây Nhà Trọn Gói hay thuê nhân công, cái nào tiết kiệm hơn?

    Mục lục nội dungI. Khái niệm về móng đơn trong xây dựngII. Quy trình thi công móng đơn chi tiếtBước 1: Chuẩn bị mặt bằng và dụng cụ, trang thiết bịBước 2: Tiến hành đóng cọc và đào hố móngBước 3: Đổ lớp bê tông lóp cho móngBước 4: Lắp đặt cốt thépBước 5: Đổ…

  • Móng bè

    Móng Bè: cấu tạo, ưu và nhược điểm [Kỹ sư chia sẻ]

    Mục lục nội dungI. Khái niệm về móng đơn trong xây dựngII. Quy trình thi công móng đơn chi tiếtBước 1: Chuẩn bị mặt bằng và dụng cụ, trang thiết bịBước 2: Tiến hành đóng cọc và đào hố móngBước 3: Đổ lớp bê tông lóp cho móngBước 4: Lắp đặt cốt thépBước 5: Đổ…

  • ban an hoa minh coi thien nhien

    Lợi ích của Không Gian Xanh trong thiết kế Nhà Ở là gì?

    Mục lục nội dungI. Khái niệm về móng đơn trong xây dựngII. Quy trình thi công móng đơn chi tiếtBước 1: Chuẩn bị mặt bằng và dụng cụ, trang thiết bịBước 2: Tiến hành đóng cọc và đào hố móngBước 3: Đổ lớp bê tông lóp cho móngBước 4: Lắp đặt cốt thépBước 5: Đổ…

  • Các loại Móng Nhà phổ biến trong xây dựng

    4 Loại Móng Nhà phổ biến trong xây dựng dân dụng

    Mục lục nội dungI. Khái niệm về móng đơn trong xây dựngII. Quy trình thi công móng đơn chi tiếtBước 1: Chuẩn bị mặt bằng và dụng cụ, trang thiết bịBước 2: Tiến hành đóng cọc và đào hố móngBước 3: Đổ lớp bê tông lóp cho móngBước 4: Lắp đặt cốt thépBước 5: Đổ…

  • Tìm hiểu về móng đơn

    Móng đơn là gì? Cấu tạo, Ưu nhược điểm và Quá trình thi công

    Mục lục nội dungI. Khái niệm về móng đơn trong xây dựngII. Quy trình thi công móng đơn chi tiếtBước 1: Chuẩn bị mặt bằng và dụng cụ, trang thiết bịBước 2: Tiến hành đóng cọc và đào hố móngBước 3: Đổ lớp bê tông lóp cho móngBước 4: Lắp đặt cốt thépBước 5: Đổ…