Quy trình thi công Cột đúng Kỹ Thuật và các lưu ý khi thi công

Cột nhà là bộ phận chịu lực cho toàn bộ công trình nhà ở, do đó việc thi công đúng kỹ thuật là điều cực kỳ quan trọng. Trong bài viết này, Kỹ sư Lê Hải Duyên sẽ giới thiệu quy trình thi công cột đúng kỹ thuật cũng như các yêu cầu kỹ thuật và lưu ý khi thi công. Mời các bạn cùng Nhà Xanh Việt Nam tham khảo:

I. Các yêu cầu kỹ thuật trong thi công hạng mục cột

Các yêu cầu kỹ thuật cần đảm bảo trong quá trình thi công hạng mục cột là:

  • Trước khi thi công, cần xác định các vị trí tim cốt của cột, mốc đặt ván khuôn,…
  • Cốt thép dùng khi thi công cần đảm bảo đúng chủng loại, kích thước, đường kính, số lượng và vị trí. Ngoài ra, cần đảm bảo vật tư sạch sẽ, không bị rỉ sét, dính dầu mỡ,.. Khi uốn hoặc hàn, cần đảm bảo không thay đổi tính chất của cốt thép.
  • Chiều dài của nối buộc cốt thép phải tuân thủ theo tiêu chuẩn TCVN 4453-95, không <250mm với thép chịu kéo và 200mm với thép chịu nén.

II. Quy trình thi công cột đúng kỹ thuật

Theo kỹ sư Lê hải Duyên – CEO Nhà Xanh Việt Nam, quy trình thi công cột đúng kỹ thuật như sau:

Bước 1: Đánh nhám vệ sinh sạch tại vị trí chân cột.

Bước này tuy dễ nhưng cực kỳ quan trọng, nếu không vệ sinh sạch thì sẽ làm giảm liên kết giữa đà dầm với cột.

Bước 1: Vệ sinh đầu cột
Bước 1: Vệ sinh đầu cột

Bước 2: Đóng học ván khuôn cột theo kích thước bản vẽ thiết kế.

Yêu cầu: đóng ván khuôn chắc chắn không để bị bung ván làm mất nước bê tông ra ngoài.

Bước 2: Đóng học ván
Bước 2: Đóng học ván

Bước 3: Dựng cột theo định vị và vệ sinh tổng thể lại sắt, ván khuôn trước khi đổ bê tông

Công tác này vừa giúp sạch bụi bẩn tăng bám dính và làm ẩm ván khuôn tránh mất nước bê tông.

Bước 3: vệ sinh sạch cột
Bước 3: vệ sinh sạch cột

Bước 4: Tưới hồ dầu vào chân cột trước khi đổ bê tông

Đây là bước quan trọng có tác dụng tạo liên kết giữa dầm và cột tốt nhất.

Bước 4: Tưới hồ dầu bám dính
Bước 4: Tưới hồ dầu bám dính

Bước 5: Đổ bê tông

Mỗi cột chia làm 3 đoạn đổ ( không quá 1.5-2m) để tránh phân tầng bê tông. Tuyệt đối không đổ trực tiếp từ trên đỉnh cột xuống.

Bước 5: Đổ bê tông
Bước 5: Đổ bê tông

Bước 6: Đầm dùi kỹ trong quá trình đổ bê tông

Dầm dùi thật kỹ, nhằm loại bỏ bọt khí trong bê tông và để tránh bê tông không bị rỗ làm giảm chất lượng cột.

Bước 6: Dầm dùi bê tông
Bước 6: Dầm dùi bê tông

Bước 7: Bắn laser để kiểm tra lại độ thẳng đứng của cột

Sau khi đổ bê tông đầy cột, bắn laser để kiểm tra lại độ thẳng đứng của cột theo 2 phương. Dùng 1 lúc 2 máy laser để có hiệu quả cao nhất.

Bước 7: Căn chỉnh thẳng cột 2 phương
Bước 7: Căn chỉnh thẳng cột 2 phương

Bước 8: Chằng chống cố định 2 phương cột và tháo cốt pha cột

Điều này nhằm để hạn chế xê dịch, lệch cột. Đổ xong sau 24h tiến hành tháo cốt pha cột, lưu ý tháo dỡ cẩn thận không gây sứt mẻ cấu kiện. Kiểm tra lại cột bằng máy laser và kiểm tra kích thước cột đúng theo thiết kế.

Bước 8: Chằng chống cố định 2 phương cột và tháo cốt pha cột
Bước 8: Chằng chống cố định 2 phương cột và tháo cốt pha cột

Bước 9: Kiểm tra những vị trí xây tường để chèn râu tường

Cứ 50cm chèn 1 hàng râu tường, đây là công tác quan trọng nhằm liên kết giữa cột và tường tốt nhất.

Bước 9: Chèn râu tường
Bước 9: Chèn râu tường

Bước 10: Quấn bao bố quanh cột

Đây là cách để bảo dưỡng cột tốt nhất.

Bước 10: Quấn bao bố bảo dưỡng
Bước 10: Quấn bao bố bảo dưỡng

Bước 11: Bảo dưỡng bê tông

Tưới nước bảo dưỡng ẩm cột liên tục trong 5-7 ngày đầu.

Bước 11: Tưới nước bảo dưỡng cột
Bước 11: Tưới nước bảo dưỡng cột

>>CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

II. Những lưu ý quan trọng khi thi công cột

Trong quá trình thi công cột, cần lưu ý những điều sau:

  • Công tác nối (buộc hoặc hàn) cốt thép phải đảm bảo theo thiết kế. Cần đảm bảo trong 1 mặt cắt ngang thì không nối quá 25% tổng diện tích của cốt thép chịu lực với thép tròn trơn và không quá 50% với thép có gờ.
  • Chiều cao rơi tự do của bê tông là khoảng từ 1,5m – 2m (không được vượt quá), điều này nhằm tránh việc bê tông sau khi tháo dỡ bị phân tầng. Đối với các cột cóc kích thước cạnh <40cm hoặc các cột có đai thép chồng chéo thì nên đổ liên tục từng đoạn cao 1.5m.
  • Đối với các cột cao hơn 5m thì nên chia làm nhiều lần đổ, tuy nhiên cần đảm bảo vị trí các mạch ngừng thi công sao cho hợp lý.
  • Nếu trong quá trình thi công gặp phải mưa, cần dừng thi công và che chắn cho cột kỹ càng.
  • Đối với công tác tháo dỡ cấu kiện, thời gian tối thiểu là trong khoảng từ 36h – 48h sau khi thi công.
  • Quá trình bảo dưỡng cần thực hiện liên tục trong 5-7 ngày đầu nhằm đảm bảo chất lượng công trình.

Trên đây là quy trình thi công cột đúng kỹ thuật và các lưu ý khi thi công mà Nhà Xanh Việt Nam đã và đang áp dụng cho tất cả những công trình xây nhà trọn gói tại Đồng Nai. Hy vọng qua bài viết đã giúp bạn có thêm các kiến thức hữu ích, chân thành cảm ơn và chúc quý độc giả một ngày làm việc tràn đầy năng lượng!

5/5 - (2 bình chọn)


Bài viết liên quan
  • Tô tường là gì?

    Kỹ thuật tô tường đạt chuẩn trong xây dựng nhà dân dụng

    Mục lục nội dungI. Các yêu cầu kỹ thuật trong thi công hạng mục cộtII. Quy trình thi công cột đúng kỹ thuậtBước 1: Đánh nhám vệ sinh sạch tại vị trí chân cột.Bước 2: Đóng học ván khuôn cột theo kích thước bản vẽ thiết kế.Bước 3: Dựng cột theo định vị và vệ…

  • Cách Chống Mối Khi Xây Nhà [Kỹ Sư chia sẻ]

    Cách Chống Mối Khi Xây Nhà [Kỹ Sư chia sẻ]

    Mục lục nội dungI. Các yêu cầu kỹ thuật trong thi công hạng mục cộtII. Quy trình thi công cột đúng kỹ thuậtBước 1: Đánh nhám vệ sinh sạch tại vị trí chân cột.Bước 2: Đóng học ván khuôn cột theo kích thước bản vẽ thiết kế.Bước 3: Dựng cột theo định vị và vệ…

  • Mặt tiền 3D mẫu nhà 2 tầng lệch 5x18m - view 2

    25+ Mẫu nhà 2 tầng Đẹp giá 1 Tỷ sang như Biệt Thự

    Mục lục nội dungI. Các yêu cầu kỹ thuật trong thi công hạng mục cộtII. Quy trình thi công cột đúng kỹ thuậtBước 1: Đánh nhám vệ sinh sạch tại vị trí chân cột.Bước 2: Đóng học ván khuôn cột theo kích thước bản vẽ thiết kế.Bước 3: Dựng cột theo định vị và vệ…

  • Nên Xây Nhà Trọn Gói hay tự gọi thợ thi công và tự mua vật tư?

    Nên Xây Nhà Trọn Gói hay thuê nhân công, cái nào tiết kiệm hơn?

    Mục lục nội dungI. Các yêu cầu kỹ thuật trong thi công hạng mục cộtII. Quy trình thi công cột đúng kỹ thuậtBước 1: Đánh nhám vệ sinh sạch tại vị trí chân cột.Bước 2: Đóng học ván khuôn cột theo kích thước bản vẽ thiết kế.Bước 3: Dựng cột theo định vị và vệ…

  • Móng bè

    Móng Bè: cấu tạo, ưu và nhược điểm [Kỹ sư chia sẻ]

    Mục lục nội dungI. Các yêu cầu kỹ thuật trong thi công hạng mục cộtII. Quy trình thi công cột đúng kỹ thuậtBước 1: Đánh nhám vệ sinh sạch tại vị trí chân cột.Bước 2: Đóng học ván khuôn cột theo kích thước bản vẽ thiết kế.Bước 3: Dựng cột theo định vị và vệ…