Nên đóng trần thạch cao hay làm trần bê tông cốt thép?, đây là câu hỏi được nhiều gia chủ quan tâm trước khi làm nhà. Cùng Nhà Xanh Việt Nam tìm hiểu các ưu, nhược điểm của mỗi loại, những lưu ý khi thi công 2 loại trần trong bài viết sau:
I. Tìm hiểu về trần thạch cao
1. Trần thạch cao là gì?
Thạch cao là loại khoáng chất tự nhiên (ký hiệu hóa học là CaSO4.2H2O), qua bàn tay của con người và quá trình chế tạo thì mới có thể đi vào sử dụng. Thạch cao được sử dụng nhiều trong xây dựng và đặc biệt là thiết kế trần nhà mang tính thẩm mỹ cao.
Trần thạch cao như tên gọi, đây là loại trần nhà được làm bằng thạch cao. Loại trần này được lặp đặt và cố định bằng khung xương liên kết với kết cấu tầng trên hoặc mái.
2. Ưu điểm của trần thạch cao
Trần thạch cao luôn được ưa chuộng bởi chúng có nhiều ưu điểm vượt trội như:
- Tính thẩm mỹ cao, dễ dàng tạo hình kiểu dáng phù hợp cho từng không gian và kiểu dáng nhà. Từ thiết kế nhà cấp 4, thiết kế nhà phố cho đến các thiết kế biệt thự cao cấp.
- Thạch cao có trọng lượng vô cùng nhẹ, cũng như dễ dàng di chuyển, dễ dàng thi công.
- Với kết cấu đặc biệt có khả năng cách âm, chống ẩm tốt.
- Chống cháy tốt, an toàn với con người và thân thiện với môi trường.
- Tiết kiệm chi phí khi thi công nếu phía trên là mái tôn.
3. Nhược điểm của trần thạch cao
Một số loại trần thạch cao có khả năng chống nước kém, do đó dễ bị ẩm mốc và ố vàng trong quá trình sử dụng. Và trong quá trình sử dụng thời tiết hoặc tác động vật lý có thể gây ra nứt võng trần, hư hỏng.
Tuổi thọ trần thạch cao cũng hạn chế hơn trần Bê tông cốt thép.
Ngoài ra, trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại trần thạch cao khác nhau. Do đó, có nhiều mức giá thành và công dụng khác nhau. Chính vì thế đòi hỏi người mua phải có kiến thức để lựa chọn loại trần phù hợp với nhu cầu của mình, tránh được hàng giả hàng nhái.
>>BÀI VIẾT LIÊN QUAN:✅Cách thi công Trần Thạch Cao Vĩnh Tường tiêu chuẩn trần phẳng
II. Tìm hiểu về trần nhà bê tông
1. Trần nhà bê tông là gì?
Trần bê tông được tạo nên từ hỗn hợp vữa xi măng, sỏi, đá, sắt thép nhằm chịu lực cho ngôi nhà.
2. Ưu điểm của trần nhà bê tông
Loại trần bê tông được sử dụng khá rộng rãi trong nhiều công trình kiến trúc bởi nhiều ưu điểm nổi trội như:
- Trần nhà bê tông sẽ tạo nên sự độc đáo, đẹp và cá tính cho rất nhiều công trình, sự thô mộc vốn có của công trình tạo nên những giá trị thẩm mỹ riêng.
- Có khả năng cách âm rất tốt để giảm nhiễu, giảm đi tiếng ồn từ bên ngoài.
- Với trần bê tông thì công trình của bạn sẽ đảm bảo được độ chắc chắn, bền bỉ với thời gian. Hạn chế được việc bảo hành bảo trì.
3. Nhược điểm của trần nhà bê tông
Mặc dù vậy, trần bê tông vẫn có những nhược điểm như:
- Chi phí thi công khá tốn kém. Ngoài việc đổ sàn thì còn thực hiện công tác tô trát, bả trần bước này khá tốn công rồi mới tới sơn màu.
- Bởi vì thi công cầu kỳ nên chúng phải trải qua nhiều giai đoạn, tùy thuộc vào thời tiết cũng như thời gian thi công rất dài.
- Thi công đòi hỏi thợ có kinh nghiệm thực hiện.
III. Vậy, nên chọn trần thạch cao hay trần bê tông cốt thép?
Có thể nói, trần thạch cao hay trần bê tông cốt thép đều sở hữu các ưu và nhược điểm riêng. Do đó, mỗi loại lại phù hợp với các công trình khác nhau, điều này tùy thuộc vào nhu cầu và kinh phí của gia chủ.
Trong đó, các công trình như nhà phố, văn phòng, nhà chung cư hay biệt thự thì nên chọn trần thạch cao bởi tính thẩm mỹ cao và tiết kiệm chi phí. Riêng với trần bê tông phù hợp với các công trình lớn hơn như nhà xưởng, trung tâm thương mại, nhà hàng,…
Tuy nhiên, việc chọn trần thạch cao hay trần bê tông cốt thép cũng còn phụ thuộc nhiều vào tài chính và sở thích của chủ đầu tư.
>>CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:✅Chiều cao Nhà Cấp 4 có Gác Lửng như thế nào là hợp lý?
IV. Các lưu ý khi xây dựng trần thạch cao và trần bê tông mà bạn cần biết
1. Những lưu ý khi đóng trần thạch cao
Đối với các gia chủ lựa chọn trần thạch cao cho căn nhà của mình, cần lưu ý những điểm sau trong quá trình thi công:
- Kiểm tra kỹ các vấn đề về thấm dột nước tránh lắp đặt bị thấm dột làm ố vàng trần.
- Kiểm tra cao độ trần và thống nhất kỹ với đơn vị thi công, tránh phải tháo chỉnh, dùng máy laser để kiểm tra chính xác.
- Lắp cố định thanh viền tường sau đó treo ty lắp thanh chính thanh phụ xong bắn tấm thạch cao.
- Phủ kín mối nối giữa các tấm bằng băng keo lưới để đảm bảo trần không bị bong tróc về sau.
- Đầu vít dùng bột bả trét kín làm phẳng bề mặt trần.
- Cần bố nắp thăm trần trí vị trí thích hợp.
2. Những lưu ý khi làm trần bê tông
Khi xây dựng trần bê tông, gia chủ cần lưu ý:
- Cần đi đường ống dẫn điện âm trần trước khi đổ Bê tông.
- Cần chống thấm kỹ cho sàn mái.
- Cần tô trát trần bằng hồ ướt, tuyệt đối không dùng hồ khô. Tránh tình trạng bong tróc nguyên tảng.
>>KIẾN THỨC LIÊN QUAN:
- ✅Kích thước Cầu thang, bậc cầu Thang chuẩn trong xây dựng
- ✅Kỹ thuật Thi Công Ốp Lát Nền gạch đạt chuẩn
- ✅Kỹ thuật Chống Thấm sàn Ban Công và Sân Thượng
Trên đây là bài viết “nên đóng trần thạch cao hay làm trần bê tông cốt thép?” do kỹ sư Lê Hải Duyên chia sẻ. Hy vọng bài viết này đã giúp bạn có thêm các kiến thức hữu ích, chân thành cảm ơn và hẹn gặp lại quý đọc giả ở các bài viết khác!