Tiêu chuẩn chiều dày lớp Bê Tông Bảo Vệ Cốt Thép

Trong bài viết này, Kỹ sư Lê Hải Duyên sẽ trình bày về tiêu chuẩn chiều dày lớp bê tông bảo vệ cốt thép trong xây dựng, bao gồm các quy định về độ dày tối thiểu của lớp bê tông bảo vệ tùy theo loại cấu kiện và cấp độ xây dựng. Mời quý vị cùng Nhà Xanh Việt Nam tham khảo bài viết sau:

I. Lớp bảo vệ thép trong bê tông là gì?

Lớp bảo vệ thép trong bê tông có mục đích là tạo ra một lớp bê tông mỏng nằm giữa cốt thép và môi trường xung quanh, nhằm ngăn cách chúng ra khỏi nhau và bảo vệ cốt thép tránh khỏi tác động của yếu tố môi trường bên ngoài.

II. Tầm quan trọng của chiều dày lớp bê tông bảo vệ cốt thép

Chiều dày của lớp bê tông bảo vệ cốt thép có vai trò quan trọng trong bảo vệ cốt thép khỏi sự oxi hóa, ăn mòn do môi trường bên ngoài.

Lớp bảo vệ trong bê tông cốt thép
Lớp bảo vệ trong bê tông cốt thép

Đồng thời chiều dày của lớp bê tông phải mỏng nhất vừa để đủ để bảo vệ phần thép mà không ảnh hưởng đến chất lượng công trình.

Lớp vỏ bảo vệ thép cần được sắp xếp sát với các cạnh bên ngoài của mặt cắt để đảm bảo khả năng chịu uốn và chịu kéo của các thanh thép trong suốt quá trình hoạt động của công trình. Việc bảo vệ thép là cực kỳ quan trọng để đảm bảo tính an toàn và độ bền của các bộ phận, đồng thời kéo dài thời gian sử dụng của công trình.

>THAM KHẢO THÊM:

III. Tiêu chuẩn chiều dày lớp bê tông bảo vệ cốt thép trong xây dựng

1. Tiêu chuẩn lớp bê tông bảo vệ cốt thép TCVN 5574:2018

Tiêu chuẩn lớp bê tông bảo vệ cốt thép theo TCVN 5574:2018 quy định chiều dày lớp bê tông bảo vệ như sau:

  • Đối với bê tông bảo vệ cốt thép trong phòng có độ ẩm trung bình bé hơn hoặc bằng 75% thì chiều dày của bê tông tối thiểu phải là 20mm.
  • Đối với bê tông bảo vệ cốt thép trong phòng có độ ẩm cao hơn 75% thì chiều dày của bê tông tối thiểu phải là 25mm.
  • Đối với bê tông bảo vệ cốt thép ở ngoài trời thì chiều dày của bê tông tối thiểu phải là 30mm.
  • Đối với bê tông bảo vệ cốt thép ở dưới đất hoặc trong móng thì chiều dày của bê tông bảo vệ tối thiểu phải là 40mm.
Tiêu chuẩn của lớp bảo vệ bê tông - hình minh họa
Tiêu chuẩn của lớp bảo vệ bê tông – hình minh họa

2. Tiêu chuẩn lớp bê tông bảo vệ cốt thép TCXDVN 356:2005

Tiêu chuẩn lớp bê tông bảo vệ cốt thép theo TCXDVN 356:2005 có các quy định chi tiết hơn về lớp bảo vệ bê tông cốt thép, bao gồm:

2.1. Với cốt thép dọc có tính chịu lực

Với cốt thép dọc có tính chịu lực thì cần có độ dày của lớp bê tông bảo vệ phải nhỏ hơn đường kính của cốt thép hoặc dây cáp. Cụ thể, chiều dày không được nhỏ hơn:

  • Chiều dày bản và tường 10m (khi ≤ 100mm) và 15mm (khi ≥ 100mm).
  • Chiều cao trong dầm và dầm sườn: 15mm (khi
  • Chiều dày trong cột: 20mm.
  • Chiều dày trong dầm móng: 30mm.
  • Chiều dày trong móng: Móng lắp ghép 30mm; Móng toàn khối 35mm (khi có lớp bê tông lót), Móng toàn khối 70mm (khi không có lớp bê tông lót).
Tiêu chuẩn lớp bê tông bảo vệ cốt thép TCXDVN 356:2005 - Hình minh họa
Tiêu chuẩn lớp bê tông bảo vệ cốt thép TCXDVN 356:2005 – Hình minh họa

2.2. Với cốt thép đai, cốt thép cấu tạo và cốt thép phân bố:

Đối với cốt thép đai, cốt thép cấu tạo và cốt thép phân bố thì chiều dày cảu lớp bảo vệ không được phép nhỏ hơn đường kính của cốt thép. Và khi chiều cao của tiến diện cấu kiện

>>LIÊN QUAN:

2.3. Với bê tông ở đầu mút các cấu kiện ứng lực trước

Với bê tông ở đầu mút các cấu kiện ứng lực trước thì không được nhỏ hơn 2mm của đường kính thép nhóm CIV, A-IV, A-IIIB; không nhỏ hơn 3mm của đường kính thép nhóm A-V, A-I, AT-VII; không nhỏ hơn 2mm của đường kính thép cốt thép dạng cáp.

3. Tiêu chuẩn lớp bê tông bảo vệ cốt thép TCVN 5574:2018 mục 10.3.1

Theo tiêu chuẩn TCVN 5574:2018 mục 10.3.1, lớp bê tông bảo vệ cốt thép cần đáp ứng các yêu cầu sau:

  • Bê tông và cốt thép phải được kết hợp cùng lúc.
  • Việc neo cốt thép trong bê tông và các mối nối chi tiết của cốt thép phải cần được chú ý.
  • Cần phải bảo vệ cốt thép kỹ càng, tránh các tác động ngoại lực cũng như tác động của môi trường và thời tiết.
  • Chú ý đến khả năng chống/chịu lửa.
  • Bảo vệ bề mặt bê tông, tránh nứt, vỡ,..

>>THAM KHẢO THÊM:

4. Tiêu chuẩn về chiều dày của lớp bê tông cốt thép

Chiều dày của lớp bê tông bảo vệ tối thiểu cần đáp ứng các yêu cầu sau:

  • Nếu độ ẩm trong nhà ở mức bình thường và thấp thì chiều dày tối thiểu là 20mm.
  • Nếu độ ẩm trong nhà cao (khi không có các biện pháp bảo vệ bổ sung) thì chiều dày tối thiểu là 25mm.
  • Nếu ở ngoài trời (khi không có các biện pháp bảo vệ bổ sung) thì chiều dày tối thiểu là 30mm.
  • Nếu trong nền đất, trong nền móng khi có sự chuẩn bị bê tông (không có các biện pháp bảo vệ bổ sung) thì chiều dày tối thiểu là 40mm.
Hình ảnh đổ bê tông cốt thép
Hình minh họa

IV. Một số lưu ý về chiều dày lớp bê tông bảo vệ cốt thép

Dưới đây là các lưu ý về chiều dày của lớp bê tông bảo vệ cốt thép mà bạn nên biết:

  • Chiều dày của lớp bê tông bảo vệ không được nhỏ hơn đường kính của thanh thép và tối thiểu phải là 10 mm.
  • Với kết cấu của cố thép không làm việc, có thể giảm đi 5mm chiều dày của lớp bê tông bảo vệ khi thi công.
  • Với các cấu kiện đã đúc sẵn như sàn, tấm bao che hay dầm, chiều dày lớp bê tông bảo vệ cốt thép được giảm 5 mm so với thiết kế thông thường. Tuy nhiên, với kết cấu bê tông tế bào một lớp, chiều dày tối thiểu của lớp bê tông bảo vệ phải là 25mm trong mọi trường hợp.
  • Nếu công trình xây dựng chỉ sử dụng bê tông cấp B7.5 trở xuống, chiều dày tối thiểu của lớp bê tông bảo vệ phải là 20mm. Với tấm tường ngoài không có lớp kết cấu, chiều dày tối thiểu của lớp bê tông bảo vệ phải là 25mm.
  • Với đầu các phần tử ứng suất, chiều dày tối thiểu của lớp bê tông bảo vệ phải đạt 3mm đường kính của thanh cốt thép. Nếu sử dụng dây cốt thép, thì chiều dày tối thiểu của lớp bê tông bảo vệ phải đạt 20mm, và tối thiểu là 40mm nếu thanh cốt thép dự ứng lực nằm trong các rãnh hay bên ngoài mặt cắt cấu kiện.

>>LIÊN QUAN: ✅Cách Tính số lượng Cọc Bê Tông và Đơn Giá chi tiết nhất!

Trên đây là bài viết về tiêu chuẩn chiều dày lớp bê tông bảo vệ cốt thép của Nhà Xanh Việt Nam. Hy vọng bài viết đang mang đến những thông tin hữu ích cho quý đọc giả. Chân thành cảm ơn các bạn đã đọc bài viết, chúc bạn có một ngày học tập và làm việc hiệu quả!

4/5 - (1 bình chọn)


Bài viết liên quan
  • quy trinh xay nha tron goi 4962

    Quy Trình Xây Nhà Trọn Gói chi tiết nhất 2025

    Bạn muốn hiểu rõ quy trình xây nhà trọn gói diễn ra như thế nào? Cùng Kỹ sư Lê Hải Duyên tìm hiểu chi tiết trong bài viết này nhé! Mục lục nội dungI. Lớp bảo vệ thép trong bê tông là gì?II. Tầm quan trọng của chiều dày lớp bê tông bảo vệ cốt…

  • Xây nhà trọn gói là gì?

    Có nên xây nhà trọn gói? Tiết kiệm hay tốn kém hơn?

    Xây nhà trọn gói đang là xu hướng được nhiều chủ đầu tư lựa chọn. Vậy, xây nhà trọn gói là gì? Có nên xây nhà trọn gói? Lợi ích, rủi ro và giải pháp. Tham khảo ngay bài viết sau của Nhà Xanh Việt Nam: Mục lục nội dungI. Lớp bảo vệ thép trong…

  • Các loại Móng Nhà phổ biến trong xây dựng

    4 Loại Móng Nhà phổ biến trong xây dựng dân dụng

    Xây nhà là chuyện trọng đại, và móng nhà chính là nền tảng cho sự vững chắc của công trình. Nhưng với 4 loại móng phổ biến: móng đơn, móng băng, móng bè và móng cọc, đâu là lựa chọn tốt nhất cho ngôi nhà của bạn? Hãy cùng Kỹ sư Lê Hải Duyên tìm…

  • Các bước thực hiện kiểm tra độ sụt bê tông

    Độ sụt bê tông là gì? Cách kiểm tra độ sụt bê tông

    Độ sụt bê tông là gì? Kỹ sư Lê Hải Duyên sẽ giải thích chi tiết về độ sụt, cách kiểm tra và ảnh hưởng của nó đến chất lượng công trình. Cùng Nhà Xanh Việt Nam tìm hiểu về bê tông cứng, dẻo, siêu dẻo và ứng dụng của chúng trong xây dựng: Mục…

  • Sàn 1 phương là gì? 

    Sàn 1 phương: Tìm hiểu về kết cấu và cách bố trí thép

    Trong xây dựng nhà ở, sàn đóng vai trò như một kết cấu quan trọng, chịu trách nhiệm truyền tải trọng của toàn bộ công trình xuống móng. Trong bài viết này, Kỹ sư Lê Hải Duyên sẽ chia sẻ về khái niệm Sàn 1 phương là gì, cách bố trí thép sàn 1 phương…