Hầm tự hoại là nơi chứa các chất thải sinh hoạt, khi xuống bể chứa dạng đặc theo thời gian nó phân hủy thành các chất dạng lỏng rồi theo ống thoát ra ngoài. Nhắc tới từ hầm cầu chắc ai ở độ tuổi xây nhà đều hiểu sự quan trọng của nó. Bể tự hoại 3 ngăn (bể phốt 3 ngăn) là thiết kế bể phốt được sử dụng phổ biến nhất hiện nay.
Nếu bạn đang có ý định xây dựng bể tự hoại 3 ngăn bạn cần nắm được cấu tạo, nguyên lý hoạt động, nguyên tắc xây hầm và kỹ thuật thi công để chủ động hơn trong quá trình thiết kế thi công và vận hành bể tự hoại. Dưới đây là các chia sẻ về bể phốt 3 ngăn của Kỹ sư Lê Hải Duyên, mời quý vị cùng Nhà Xanh Việt Nam tham khảo:
I. Cấu tạo của bể tự hoại 3 ngăn
Bể tự hoại 3 ngăn gồm: ngăn chứa, ngăn lọc, ngăn lắng. Cụ thể:
- Ngăn chứa: Là nơi chứa các chất thải sinh hoạt. Khi xả nước các chất thải theo đường ống trôi xuống ngăn chứa, đợi các vi sinh vật phân hủy thành bùn. Diện tích ngắn chứa thường chiếm diện tích ½ bể tự hoại.
- Ngăn lọc (ngăn lắng 1) : Có nhiệm nhiệm vụ lọc các chất thải lơ lửng sau khi phân hủy ở ngăn chứa. Ngăn lọc thường chiếm diện tích bằng 1/4 bể tự hoại.
- Ngăn lắng 2: Những chất thải không phân hủy được ở ngăn chứa sẽ được đưa vào ngăn lắng như kim loại, tóc, sỏi, vật cứng…. Ngăn lắng thường có kích thước bằng ngăn lọc.
II. Nguyên lý hoạt động của bể phốt 3 ngăn
Nguyên lý hoạt động của hầm tự hoại 3 ngăn cụ thể như sau: Sau khi xả nước các chất thải phân theo đường dẫn xuống ngăn chứa để phân hủy. Sau khi phân hủy chất thải sẽ biến thành dạng bùn và lắng xuống đáy bể.
Các chất thải không tan được như kim loại, tóc, vật cứng….sẽ đẩy qua bể lắng và đọng lại phía dưới sau một thời gian sẽ thải ra ngoài hoặc hóa thành khí nếu gặp điều kiện thích hợp.
>>MỘT SỐ TIN TỨC LIÊN QUAN:
- ✅Tìm hiểu về Giằng Chống Thấm chân tường – Kỹ Sư chia sẻ
- ✅Các Phương pháp Thông Gió Tự Nhiên cho Nhà Phố liền kề
- ✅Đà kiềng là gì? Phân biệt Đà Kiềng và Giằng móng
III. Kỹ thuật thi công hầm cầu 3 ngăn đầy đủ và chi tiết
Dưới đây là các bước mà Nhà Xanh Việt Nam sử dụng khi thiết kế và thi công bể tự hoại 3 ngăn:
Bước 1: Thiết kế bản vẽ hầm tự hoại
Trong bản thiết kế thể hiện vị trí đặt bể tự hoại; kích thước bể phù hợp với thế đất, theo nhu cầu gia đình và số lượng người sinh hoạt và cấu tạo chi tiết bể tự hoại.
Bước 2: Định vị và Đào hầm bể tự hoại
Tiến hành đào đúng vị trí và kích thước thiết kế.
Bước 3: Thi công nền móng bể tự hoại
Móng là bộ phận quan trọng của hầm cầu nên móng phải kiên cố vững chắc để tránh hiện tượng sạt lở, sập, vỡ gãy bể hầm cầu.
- Rải lớp đá 4×6 dày 10-15cm sau đó đầm kỹ lớp đá này
- Đổ bê tông lót dày 10cm
- Đổ nền đáy bê tông cốt thép. Một lớp sắt phi 10 đan lưới.
Bước 4: Xây tường hầm tự hoại
Xây tường bao bên ngoài bắt buộc xây gạch đinh và tường 200, xây bể 3 ngăn như thiết kế. Ngăn giữa có thể xây bằng gạch ống. vữa xi măng mác 75, xây mạch đầy vữa. Yêu cầu dóng và kiểm tra xây tỉ mỉ hạn chế những vấn đề sau này.
Bước 5: Đặt ống thoát nước cho hầm cầu
Giai đoạn này bạn cần thực hiện đặt ống thông nước từ bồn cầu đến hầm chứa , đặt ống thông giữa các ngăn để hầm hoạt động đúng nguyên lý nhất và ống thông hơi.
- Đối với ống dẫn chất thải từ bồn cầu đến hầm cầu thì độ dốc của ông càng cao càng tốt , tối thiểu 2% và cách mực nước 20cm, đường kính thường dùng D114.
- Đường ống dẫn hạn chế gấp khúc vì nếu gấp khúc sẽ gây ra tắc nghẽn thường xuyên.
Bước 6: Tô trát toàn bộ mặt trong hố
Trát bằng vữa xi măng mác 75.
Bước 7: Chống thấm vách trong và đáy bể
Quét hồ dầu kỹ tất cả các vách và đáy để chống thấm.
Bước 8: Ngâm nước kiểm tra
Ngâm nước trong 24h để kiểm tra bể có bị thấm không. Kiểm tra bằng cách tính lượng nước sau khi bơm và sau 24h kiểm tra lại có bị hao hụt không.
Công tác này cực kỳ quan trọng hạn chế bị thấm ra ngoài mất vệ sinh ảnh hưởng đến mạch nước ngầm bị ôi nhiễm.
Bước 9: Thi công nắp bể phốt
Đổ bê tông cốt thép dày 8cm làm nắp bể.
Tại vị trí bể chứa cần đặt một ống thông hơi kích thước tối thiểu 21mm.
>>CÓ THỂ BẠN SẼ QUAN TÂM:
- ✅Móng Băng: Khái niệm, phân loại, Cấu Tạo và cách thi công
- ✅[Kỹ Sư chia sẻ] Cách trét Ron Gạch đúng chuẩn
- ✅Quy trình Thi Công Móng Đơn chi tiết nhất
IV. Lưu ý khi thiết kế và xây bể tự hoại
1. Lưu ý khi chọn vị trí bể tự hoại
Việc đầu tiên của khách hàng đó là khảo sát địa hình và chọn vị trí đặt bể tự hoại nói chung và bể tự hoại 3 ngăn nói riêng. Việc chọn vị trí bể tự hoại dựa trên các yếu tố sau:
- Về phong thủy: quý gia chủ không nên đặt bể tự hoại dưới phòng thờ, phòng khách, phòng ngủ. nếu nhà có đất nên ưu tiên đặt ngoài nhà hoặc dưới nhà vệ sinh tầng trệt.
- Về địa chất: bể tự hoại không nên bố trí vị trí đất yếu, không ổn định và dễ sụt lún. Trong trường hợp không có vị trí nào tốt cần gia cố nền trước khi thi công.
- Hình dạng mảnh đất: thường bể tự hoại làm hình chữ nhật, nhưng tùy vào thế đất và diện tích xây có thể làm hình vuông, hình thang,..
2. Kích thước thiết kế phù hợp với nhu cầu sử dụng và diện tích đất
Tùy thuộc vào quy mô công trình để lựa chọn thiết kế kích thước bể tự hoại. Cụ thể:
- Nhà phố 5-7 người ở: Làm hầm từ 3-5 khối.
- Dãy nhà trọ tùy quy mô: làm từ 5-10 khối.
Mời quý vị tham khảo thêm Video về Bể tự hoại 3 ngăn dưới đây của Nhà Xanh Việt Nam:
Trên đây là tất tần tật các thông tin về bể tự hoại 3 ngăn do Kỹ sư Lê Hải Duyên chia sẻ. Hy vọng bài viết đã mang đến những thông tin đầy đủ nhất mà bạn cần. Chân thành cảm ơn quý vị đã đọc bài viết, chúc các bạn một ngày làm việc thật hiệu quả và năng động!