Muốn xây nhà cần những thủ tục gì? đây là thắc mắc của nhiều gia chủ. Bài viết này của Nhà Xanh Việt Nam sẽ cung cấp đầy đủ thông tin về tất cả các thủ tục pháp lý cần thiết trước khi xây dựng nhà ở, từ việc chuẩn bị các giấy tờ, đến quy trình xin phép xây dựng một cách chi tiết nhất. Hy vọng bài viết sẽ giúp các chủ nhà có thêm kiến thức cần thiết để chuẩn bị cho quá trình xây dựng nhà ở của mình một cách chuẩn mực và an toàn. Mời quý vị cùng tham khảo:
1. Thủ tục và quy trình xin giấy phép xây dựng
Xây dựng nhà là một công việc quan trọng và phổ biến đối với mỗi gia đình. Tuy nhiên, việc có giấy phép xây dựng là điều cần thiết và bắt buộc theo pháp luật, đặc biệt là với những loại hình nhà phố hay biệt thự. Nếu bỏ qua bước này, chủ nhà có thể đối mặt với nhiều rắc rối pháp lý sau này và phải tháo dỡ hoặc đền bù. Dưới đây là các giấy tờ cần thiết và quy trình xin giấy phép xây dựng chi tiết nhất:
1.1. Các giấy tờ cần thiết khi xin giấy phép xây dựng
Việc xin giấy phép xây dựng là điều kiện tiên quyết và phải được thực hiện trước khi khởi công. Thủ tục xin giấy phép thường bao gồm một số giấy tờ cần thiết, bao gồm:
- Đơn xin cấp giấy phép xây dựng.
- Bản cam kết an toàn với nhà liền kề và bản vẽ xin phép xây dựng.
- Sổ hồng photo công chứng 5 bản.
- Chứng Minh Nhân Dân hoặc Căn Cước Công Dân photo công chứng 5 bản (nếu 2 người cùng đứng tên sổ, photo cả cmnd của 2 người).
- Sổ hộ khẩu photo công chứng 5 bản.
>>CÓ LIÊN QUAN: ✅Bản Vẽ Xin Phép Xây Dựng 2023 bao gồm những gì?
1.2. Quy trình xin giấy phép xây dựng nhà ở chi tiết
Để được cấp giấy phép xây dựng, người sử dụng đất cần thực hiện quy trình xin giấy phép xây dựng theo các bước sau đây:
- Bước 1: Nộp hồ sơ tại UBND cấp huyện nơi chuẩn bị xây dựng.
- Bước 2: Bộ phận tiếp nhận hồ sơ sẽ kiểm tra hồ sơ. Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, người sử dụng đất sẽ được yêu cầu bổ sung giấy tờ cần thiết. Nếu hồ sơ đã đầy đủ, bộ phận tiếp nhận sẽ viết giấy biên nhận và trao cho người sử dụng đất. Tuy nhiên, nếu cần phải xem xét thêm, cơ quan cấp giấy phép xây dựng sẽ thông báo bằng văn bản cho người sử dụng đất biết lý do, đồng thời báo cáo cấp có thẩm quyền quản lý trực tiếp xem xét và chỉ đạo thực hiện.
- Bước 3: Sau khi nhận được giấy biên nhận, người sử dụng đất sẽ tới nơi tiếp nhận hồ sơ vào thời gian đã ghi trong giấy biên nhận để nhận kết quả và nộp lệ phí theo quy định. Nếu hồ sơ đủ điều kiện, người sử dụng đất sẽ được cấp giấy phép xây dựng kèm theo hồ sơ thiết kế có đóng dấu của cơ quan cấp giấy phép xây dựng. Trong trường hợp không đủ điều kiện để cấp giấy phép xây dựng, người sử dụng đất sẽ nhận được văn bản trả lời.
>>THAM KHẢO THÊM: ✅Quy trình Thi Công Móng Đơn chi tiết nhất
1.2. Thời gian xin phép xây dựng là bao lâu?
Thời gian giải quyết hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng nhà được quy định trong Điều 102 của Luật xây dựng năm 2014. Theo đó, từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng phải xem xét hồ sơ để cấp giấy phép trong thời gian 15 ngày đối với nhà ở riêng lẻ tại đô thị và 10 ngày làm việc đối với nhà ở nông thôn.
Trong trường hợp đến thời hạn cấp giấy phép nhưng cần phải xem xét thêm, cơ quan cấp giấy phép xây dựng phải thông báo bằng văn bản cho chủ đầu tư biết lý do và báo cáo cấp có thẩm quyền quản lý trực tiếp để xem xét và chỉ đạo thực hiện. Tuy nhiên, thời gian xem xét này không được quá 10 ngày kể từ ngày hết hạn.
2. Thông báo khởi công xây dựng
Sau khi đã hoàn thành quy trình xin giấy phép xây dựng và đã có đầy đủ hồ sơ thiết kế và giấy phép xây dựng, công trình có thể bắt đầu khởi công. Tuy nhiên, trước khi tiến hành khởi công, chủ đầu tư phải nộp đơn thông báo khởi công lên Uỷ ban nhân dân xã phường tại nơi khởi công. Để nộp đơn thông báo khởi công, chủ đầu tư cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm:
- Đơn thông báo khởi công xây dựng công trình.
- Bản sao giấy phép xây dựng (công chứng).
- Bản vẽ xin phép xây dựng (công chứng).
- Hợp đồng lao động và bảo hiểm lao động cho người lao động.
- Bản sao CMND hoặc CCCD chủ nhà (công chứng).
- Bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (công chứng).
- Bản sao giấy phép đăng ký kinh doanh và chứng chỉ năng lực hoạt động của nhà thầu (công chứng).
- Quyết định bổ nhiệm chỉ huy trưởng công trình.
- Bổ sung giấy tờ theo yêu cầu của phường/quận.
Sau khi nộp đầy đủ hồ sơ, chủ đầu tư sẽ nhận được biên bản tiếp nhận hồ sơ khởi công. Cơ quan chức năng sẽ xem xét hồ sơ và thông báo cho chủ đầu tư biết kết quả qua biên bản. Nếu hồ sơ không đầy đủ, chủ đầu tư sẽ được yêu cầu bổ sung trong thời hạn nhất định.
3. Kiểm tra của thanh tra xây dựng
Trong quá trình xây dựng nhà, Sở xây dựng sẽ thực hiện các đợt thanh tra để kiểm tra tiến độ và chất lượng công trình. Thanh tra sẽ kiểm tra các sai phạm thi công, năng lực thi công của nhà thầu, chứng chỉ người chủ trì thiết kế, an toàn lao động và vệ sinh môi trường.
Nếu không có sai phạm, thanh tra sẽ kí biên bản xác nhận và công trình tiếp tục được thi công. Nếu phát hiện sai phạm, thanh tra sẽ tiến hành xử lý tùy theo mức độ vi phạm, có thể bị phạt hành chính, đập phá tháo dỡ hoặc dừng công trình không thời hạn.
Do đó, chủ đầu tư cần xem xét năng lực thi công của nhà thầu trước khi kí hợp đồng thiết kế nhà để đảm bảo tiến độ và chất lượng công trình.
Qua việc thực hiện các quy trình xin giấy phép xây dựng, đáp ứng đủ các thủ tục pháp lý và kiểm tra chất lượng công trình, gia chủ có thể yên tâm về tương lai của ngôi nhà và chuẩn bị tốt nhất để dựng xây tổ ấm gia đình.
>>CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:✅ Quy trình Xây Nhà từ Móng đến Mái chi tiết nhất 2023
4. Các câu hỏi liên quan đến thủ tục và quy trình xin giấy phép xây dựng
4.1. Nhà ở nông thôn có cần xin phép xây dựng?
Câu trả lời là KHÔNG, đối với các công trình xây dựng cấp IV, nhà ở tại nông thôn (dưới 7 tầng) không thuộc khu vực đô thị thì được miễn cấp phép xây dựng – Theo khoản 2 Điều 89 Luật Xây dựng 2014 được sửa đổi bởi khoản 30 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 quy định về cấp giấy phép xây dựng.
4.2. Có được thay đổi thiết kế mặt tiền sau khi đã xin phép xây dựng xong?
Câu trả lời là KHÔNG!Việc xây dựng không đúng với bản vẽ đã được phê duyệt sẽ bị coi là SAI PHÉP. Tuy nhiên, các thay đổi bên trong nhà có thể được thực hiện tùy ý sau khi xây dựng hoàn tất. Nếu muốn thay đổi thiết kế mặt tiền, người xây dựng cần làm bản vẽ mới và nộp xin phép điều chỉnh lại cho phù hợp. Việc thay đổi không được thực hiện trước khi xin được phép điều chỉnh lại bản vẽ.
4.3. Nhà xin phép móng đơn thì có được xây móng băng hay không?
Câu trả lời là ĐƯỢC! Bởi bản vẽ không yêu cầu thi công móng phải đúng như bản vẽ xin phép xây dựng. Do đó, gia chủ có thể chọn phương án xây móng phù hợp nhất!
4.4. Sổ đỏ đang vay ngân hàng có được xin phép xây dựng hay không?
Câu trả lời là ĐƯỢC, tuy nhiên chủ sở hữu đất phải liên hệ với ngân hàng để sao y bản sao sổ đỏ.
>>CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: ✅Dịch vụ xin phép xây dựng tại Đồng Nai uy tín – nhanh chóng
Trên đây là tất tần tật về thủ tục và quy trình xin giấy phép xây dựng chi tiết nhất. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về việc xin phép xây dựng, đừng ngần ngại liên hệ với Nhà Xanh Việt Nam để được giải đáp các thắc mắc. Chúc quý gia chủ xin phép xây dựng cho ngôi nhà của mình thành công!