Cách Tính Diện Tích Cầu Thang chính xác nhất!

Cầu thang là một trong những thiết kế cần phải tính toán chính xác, nhằm đảm bảo an toàn và tính thẩm mỹ. Vậy, cách tính diện tích cầu thang như thế nào? Cùng Nhà Xanh Việt Nam tìm hiểu trong bài viết sau:

I. Cách tính diện tích diện tích cầu thang chính xác nhất

1. Diện tích mặt bậc ( mặt nằm)

Hay còn gọi là mặt nằm song song với mặt đất, nơi ta dẫm chân lên bậc. Để tính được thì ta sẽ tính theo công thức:

  • Mặt bậc: Chiều dài x chiều rộng x số bậc ( với công thức này thì chúng ta không tính chiếu nghỉ)
  • Số bậc phải đảm bảo theo công thức 4n + 1 nên là 19,21 bậc là đẹp nhất. Bởi số bậc cũng ảnh hưởng đến vận mệnh của ngôi nhà.
Cách tính diện tích diện tích mặt bậc cầu thang
Cách tính diện tích diện tích mặt bậc cầu thang

2. Diện tích cổ bậc ( mặt dựng)

Diện tích cổ bậc hay còn gọi là mặt dựng, đó chính là phần diện tích mặt đứng vuông góc với mặt đất.

Cách tính diện tích cổ bậc được tính theo công thức: Cổ bậc = Chiều rộng x chiều dài x số bậc ( với công thức này thì sẽ tính cả chiếu nghỉ).

Số liệu cần được cân nhắc một cách chính xác nhất để đảm bảo kích thước cũng như sự hài hòa cho không gian sống nhà bạn.

Cách tính diện tích cầu thang - Diện tích cổ bậc
Cách tính diện tích cầu thang – Diện tích cổ bậc

3. Diện tích chiếu nghỉ

Chiếu nghỉ là phần giữa của cầu thang, chúng là nơi giúp chúng ta dễ dàng hơn trong việc di chuyển cầu thang với nhiều bậc, giảm đau nhức và đảm bảo an toàn cho các thành viên trong gia đình

Công thức tính chiếu nghỉ: chiều rộng x chiều dài x số chiếu nghỉ.

Tổng hợp 3 công thức trên thì sẽ tính được diện tích cầu thang cho nhà bạn với kết quả chính xác nhất.

4. Tính len chân tường

  • Trên mặt nằm: công thức sẽ là ( chiều rộng + 0,1) x số bậc ( công thức này sẽ không tính chiếu nghỉ).
  • Trên mặt dựng : chiều cao + 0,1 x số bậc ( công thức này sẽ tính chiếu nghỉ).
  • Trên chiếu nghỉ : ( chiều rộng + chiều dài) x số chiếu nghỉ.

Cộng tất cả các mục cũng như tính toán một cách kỹ lưỡng thì chúng ta sẽ có được một số liệu chính xác nhất khi làm cầu thang.

>>CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

II. Những lưu ý khi xây dựng cầu thang

Cầu thang là điểm nhấn trong căn nhà của bạn, chính vì thế cần phải tính toán một cách cẩn thận nhất. Trước khi bắt tay vào thi công cần lưu ý những điểm sau :

  • Thiết kế chiều rộng phù hợp với kích thước của ngôi nhà, độ rộng của bậc thang từ 20cm đến 30cm để đảm bảo phù hợp với nhiều người khác nhau cũng như đáp ứng được kích thước cho ngôi nhà
  • Chiều cao của tay vịn phải từ 90cm đến 120cm bởi chiều cao phải đảm bảo sự an toàn cho những đứa trẻ hoặc những người già, bởi nếu không đảm bảo sẽ rất nguy hiểm nếu như không may rơi xuống thì sẽ không đảm bảo được tính mạng
  • Số bậc cầu thang cũng đáp ứng được kích thước của ngôi nhà, thể hiện sự hài hòa trong tổng thể không gian ngôi nhà. Số bậc cầu thang đẹp nhất là từ 17 đến 21 bậc, và nên để số lẻ bởi chúng cũng ảnh hưởng đến vận mệnh của các thành viên trong gia đình
  • Cầu thang nên chọn những nơi có vị trí đẹp để đảm bảo vẻ đẹp thẩm mỹ cho ngôi nhà của bạn, có thể cầu thang là nơi ngăn cách giữa phòng khách và phòng bếp, phòng ăn để đảm bảo không gian rộng rãi thoải mái cho việc sinh hoạt của các thành viên trong gia đình
  • Và quan trọng hơn là cần chú ý đến yếu tố phong thủy, bởi nếu không hợp mệnh thì cuộc sống sẽ gặp nhiều điều xui xẻo cũng như ảnh hưởng đến các thành viên trong gia đình.
Những lưu ý khi xây dựng cầu thang
Những lưu ý khi xây dựng cầu thang

Trên đây là cách tính diện tích cầu thang chính xác nhất do kỹ sư Lê Hải Duyên chia sẻ. Chân thành cảm ơn quý vị đã đọc bài viết, chúc các bạn một ngày làm việc thật hiệu quả và nhiều năng lượng!

Rate this post


Bài viết liên quan
  • Sàn 1 phương là gì? 

    Sàn 1 phương: Tìm hiểu về kết cấu và cách bố trí thép

    Trong xây dựng nhà ở, sàn đóng vai trò như một kết cấu quan trọng, chịu trách nhiệm truyền tải trọng của toàn bộ công trình xuống móng. Trong bài viết này, Kỹ sư Lê Hải Duyên sẽ chia sẻ về khái niệm Sàn 1 phương là gì, cách bố trí thép sàn 1 phương…

  • Bể Tự Hoại 3 ngăn

    Bể Tự Hoại 3 ngăn: Cấu tạo, Nguyên Lý và cách Thi công

    Hầm tự hoại là nơi chứa các chất thải sinh hoạt, khi xuống bể chứa dạng đặc theo thời gian nó phân hủy thành các chất dạng lỏng rồi theo ống thoát ra ngoài. Nhắc tới từ hầm cầu chắc ai ở độ tuổi xây nhà đều hiểu sự quan trọng của nó. Bể tự…

  • Móng cọc

    Móng Cọc: Phân loại, Ứng dụng và các Lưu ý khi thi công

    Móng cọc là loại móng nhà phổ biến trong xây dựng dân dụng. Cùng Kỹ Sư Lê Hải Duyên tìm hiểu về các loại móng cọc, vật liệu, ứng dụng, tiêu chuẩn thiết kế, cách thi công và các lưu ý khi thi công móng cọc trong xây dựng ở bài viết sau: Mục lục…

  • Dịch vụ xây nhà trọn gói tại Huyện Long Thành Đồng Nai của Nhà Xanh Việt Nam

    Xây Nhà Trọn Gói Huyện Long Thành Đồng Nai | Nhà Xanh Việt Nam

    Bạn đang có ý định xây nhà trọn gói tại huyện Long Thành, Đồng Nai? Hãy để Kỹ sư Lê Hải Duyên và Nhà Xanh Việt Nam đồng hành cùng bạn! Mục lục nội dungI. Cách tính diện tích diện tích cầu thang chính xác nhất1. Diện tích mặt bậc ( mặt nằm)2. Diện tích…

  • Tìm hiểu về móng đơn

    Móng đơn là gì? Cấu tạo, Ưu nhược điểm & cách Thi công

    Hãy cùng Kỹ Sư Lê Hải Duyên tìm hiểu về cấu tạo, ưu nhược điểm và quá trình thi công của móng đơn trong bài viết sau của Nhà Xanh Việt Nam. Mục lục nội dungI. Cách tính diện tích diện tích cầu thang chính xác nhất1. Diện tích mặt bậc ( mặt nằm)2. Diện…