Các Phương pháp Thông Gió Tự Nhiên cho Nhà Phố liền kề

Với tốc độ tăng dân số dẫn nên hạn chế về diện tích đất ở, những ngôi nhà diện tích rộng và nhà ba gian dần thay thế bằng nhà ống liền kề bí bách hay nhà chung cư ít gần gũi với thiên nhiên. Nên vấn đề đối lưu thông gió và lấy sáng cho ngôi nhà ngày càng được quan tâm nhiều. Vậy, làm thế nào để thông gió tự nhiên cho nhà phố liền kề tối ưu nhất? Cùng Nhà Xanh Việt Nam tìm hiểu trong bài viết sau:

I. Khái niệm về thông gió và thông gió tự nhiên

1. Thông gió là gì?

Thông gió được hiểu đơn giản là trao đổi không khí bên ngoài nhà và bên trong nhà, đưa khí tươi tự nhiên từ bên ngoài vào và đẩy không khí cũ từ trong nhà ra bên ngoài.

Có 2 dạng thông gió cho ngôi nhà là thông gió cưỡng bức và thông gió tự nhiên. Cụ thể như sau:

Hình minh họa gió lùa
Hình minh họa gió lùa

2. Thông gió cưỡng bức là gì?

Thông gió cưỡng bức là việc thông gió có sử dụng các thiết bị điện như: quạt, máy lạnh,… Đây là dạng thông gió tương đối phổ biến nhưng lại khá tốn kém cũng như đòi hỏi chi phí năng lượng để duy trì.

3. Thông gió tự nhiên là gì?

Thông gió tự nhiên là phương pháp tận dụng không khí tự nhiên từ bên ngoài vào ngôi nhà mà không cần sử dụng những thiết bị điện hỗ trợ.

>>THAM KHẢO THÊM:✅Thông Tầng là gì? Các lưu ý khi Thiết Kế Nhà Thông Tầng

II. Lợi ích của việc thông gió tự nhiên và lấy sáng tự nhiên cho ngôi nhà

Việc thông gió đối lưu không khí và lấy sáng là rất cần thiết để đảm bảo gìn giữ sức khỏe và sự thoải mãi cho gia chủ sinh sống.

  • Giữ không khí trong lành mọi lúc: Nhờ thông gió mà những khí độc hại trong phòng sinh ra do nấm hay vật liệu xây dựng, thiết bị điện tử, do con người mang từ ngoài vào, từ bếp nấu ăn sinh hoạt… mới được đưa ra khỏi nhà hoặc pha loãng bớt giảm mức ảnh hưởng tới người sống trong gia đình. Nếu nhà không thông gió được thì những khí đó không thoát được và tích tụ gia tăng gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người.
  • Giảm tiêu thụ năng lượng từ máy móc, nhà thoáng mát thì hạn chế dùng quạt, điều hòa, lọc gió, hút mùi, quạt hút,… từ đó giảm chi phí sinh hoạt và góp phần giảm phác thải khí gây hiệu ứng nhà kính…
Các lợi ích của thông gió tự nhiên - hình minh họa
Các lợi ích của thông gió tự nhiên – hình minh họa

III. Phương pháp thông gió tự nhiên cho nhà phố liền kề

Có rất nhiều giải pháp thông gió cho nhà ống, vận dụng nguyên tắc từ áp lực nhiệt, áp lực gió.

1. Bố trí cửa đón gió và thoát gió hợp lý

Bố trí cửa vào nhà, cửa phòng và cửa sổ và cửa sau nhà hợp lý: Cửa lấy gió vào nhà cần phải đặt ở vị trí đầu gió và vị trí thấp, cửa thoát gió ra cần đặt vị trí ở cuối hướng gió và cao hơn trong phòng.

Cửa phòng nên chéo so cửa sổ phòng hạn chế mở sát nhau làm cho việc đối lưu không tốt.

2. Bố trí giếng trời

Bố trí giếng trời vị trí phù hợp để vừa đón được ánh sáng và giúp đối lưu gió tốt. Đây là giải pháp không lạ gì đối với nhà phố. Giếng trời cũng như một cửa sổ ở trên mái nhà.

Cùng với cửa chính cửa sổ giếng trời góp phần tạo nhiều đường đi cho không khí. Giúp cấp khí tươi mát cho ngôi nhà và đẩy không khí nóng từ dưới nhà thoát ra bên trên mái.

Phương pháp thông gió tự nhiên cho nhà phố
Phương pháp thông gió tự nhiên cho nhà phố

>>KIẾN THỨC LIÊN QUAN:

3. Bố trí các ô thông gió

Nhà phố có thể sử dụng gạch gió hoặc hệ lam thông gió thay thế cho vách tường bao tùy vào công năng của mỗi nhà mà KTS bố trí phù hợp. Các ô thông gió càng lớn, đặt đúng vị trí thì hiệu quả thông gió tự nhiên càng cao.

Tại vị trí ô thông gió nên để thông thoáng, có khoảng trống để không khí dễ đi vào và đi ra.

Hình ảnh bố trí thông gió tự nhiên
Hình ảnh bố trí thông gió tự nhiên

4. Thiết kế các phòng thông thoáng và bố trí công năng hợp lý

Bố trí công năng hợp lý, thông thoáng giữa các phòng. Bố trí công năng trong phòng hợp lý, hạn chế bố trí nội thất rườm rà và để quá nhiều đồ làm cản không khí đối lưu. Cố gắng nâng tầng để diện tích các phòng lớn và hợp lý nhất có thể.

Cách thông gió tự nhiên - hình minh họa
Cách thông gió tự nhiên – hình minh họa

IV. Cách tối ưu hiệu suất thông gió tự nhiên

1. Ứng dụng vật liệu thông gió

Vật liệu sử dụng trong hệ thống thông gió đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hiệu suất thông gió. Để đạt được hiệu suất tốt nhất, cần sử dụng các vật liệu có khả năng tạo khoảng trống và không gian rỗng để tối ưu hóa kiểm soát luồng không khí và ánh nắng mặt trời.

Các vật liệu thông gió phổ biến có thể kể đến như gạch thông gió hoặc tấm thanh thông gió.

2. Dùng cửa sổ mở hai bên

Cửa sổ mở hai hướng có khả năng đón không khí tự nhiên vào nhà gấp đôi so với cửa sổ trượt thông thường. Tùy thuộc vào nhu cầu thông gió của từng căn nhà, lựa chọn loại cửa sổ phù hợp để tối ưu hóa hiệu quả.

Hãy xem xét việc sử dụng nhiều cửa sổ hơn để tạo lối đi cho không khí, và cân nhắc thiết kế cửa sổ ở hai phía khác nhau để tối ưu hóa lưu thông không khí.

3. Tối ưu hóa cấu trúc vách ngăn

Cấu trúc vách ngăn có thể gây cản trở lưu thông không khí tự nhiên. Để cải thiện hiệu suất thông gió, nên sử dụng các tấm ngăn bằng gỗ hoặc lưới thép thay vì các bức tường bê tông dày.

Đồng thời, cần xem xét độ cao của vách ngăn để đảm bảo không gian nhà ở vừa đẹp mắt và có khả năng lưu thông không khí tốt.

4. Thiết kế và bố trí cửa ra vào hợp lý

Để đảm bảo hiệu suất thông gió tự nhiên tốt và tạo không gian thẩm mỹ, cần quan tâm đến thiết kế và bố trí cửa ra vào. Dựa vào diện tích của căn nhà, hãy lựa chọn kích thước cửa phù hợp và xem xét việc bố trí cửa ở hai phía khác nhau của phòng để tối ưu hóa lưu thông không khí.

Trong trường hợp hai cửa ở hai phía đối diện và kết nối bằng một đường chéo, hiệu suất thông gió có thể cao hơn. Nếu có một cửa sổ duy nhất, cân nhắc việc lắp đặt quạt hướng ra ngoài để tạo luồng không khí đẩy ra ngoài và đảm bảo không khí trong phòng luôn tươi mát và sạch sẽ.

Bên cạnh các biện pháp trên, việc trồng cây xanh trong nhà cũng có thể đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra không khí trong lành và thoải mái cho không gian sống. Cây xanh giúp tạo ra một môi trường thông thoáng và dễ chịu cho con người, nên nên xem xét việc trồng thêm cây cảnh trong nhà để tối ưu hóa lưu thông không khí.

>>BÀI VIẾT CÓ LIÊN QUAN:

Việc thông gió tự nhiên và lấy sáng tự nhiên tưởng chừng đơn giản nhưng thực tế đòi hỏi người có kinh nghiệm tính toán kỹ lưỡng, chuẩn xác mới hiệu quả.

Nên việc thiết kế nhà đòi hỏi rất nhiều kinh nghiệm để tạo ra được ngôi nhà hoàn chỉnh nhất. nếu bạn đang cần tư vấn về thiết kế thi công cho ngôi nhà của bạn thì hãy liên hệ số hotline: 0974 665 955 Ks.Duyên (24/7) để được KTS tư vấn kỹ và triển khai.

Rate this post


Bài viết liên quan
  • Mặt tiền biệt thự 2 tầng mái Nhật ở Trảng Bom

    Dịch vụ thiết kế và xây dựng biệt thự tại Biên Hòa Đồng Nai

    Bạn đang tìm kiếm dịch vụ thiết kế và xây dựng biệt thự tại Biên Hòa? Cùng Kỹ Sư Lê Hải Duyên tìm hiểu quy trình, mẫu mã và báo giá chi tiết ngay! Mục lục nội dungI. Khái niệm về thông gió và thông gió tự nhiên1. Thông gió là gì?2. Thông gió cưỡng…

  • quy trinh xay nha tron goi 4962

    Quy Trình Xây Nhà Trọn Gói chi tiết nhất 2025

    Bạn muốn hiểu rõ quy trình xây nhà trọn gói diễn ra như thế nào? Cùng Kỹ sư Lê Hải Duyên tìm hiểu chi tiết trong bài viết này nhé! Mục lục nội dungI. Khái niệm về thông gió và thông gió tự nhiên1. Thông gió là gì?2. Thông gió cưỡng bức là gì?3. Thông…

  • Xây nhà trọn gói là gì?

    Có nên xây nhà trọn gói? Tiết kiệm hay tốn kém hơn?

    Xây nhà trọn gói đang là xu hướng được nhiều chủ đầu tư lựa chọn. Vậy, xây nhà trọn gói là gì? Có nên xây nhà trọn gói? Lợi ích, rủi ro và giải pháp. Tham khảo ngay bài viết sau của Nhà Xanh Việt Nam: Mục lục nội dungI. Khái niệm về thông gió…

  • Các loại Móng Nhà phổ biến trong xây dựng

    4 Loại Móng Nhà phổ biến trong xây dựng dân dụng

    Xây nhà là chuyện trọng đại, và móng nhà chính là nền tảng cho sự vững chắc của công trình. Nhưng với 4 loại móng phổ biến: móng đơn, móng băng, móng bè và móng cọc, đâu là lựa chọn tốt nhất cho ngôi nhà của bạn? Hãy cùng Kỹ sư Lê Hải Duyên tìm…

  • Các bước thực hiện kiểm tra độ sụt bê tông

    Độ sụt bê tông là gì? Cách kiểm tra độ sụt bê tông

    Độ sụt bê tông là gì? Kỹ sư Lê Hải Duyên sẽ giải thích chi tiết về độ sụt, cách kiểm tra và ảnh hưởng của nó đến chất lượng công trình. Cùng Nhà Xanh Việt Nam tìm hiểu về bê tông cứng, dẻo, siêu dẻo và ứng dụng của chúng trong xây dựng: Mục…