Xin được cấp giấy phép xây dựng nhà ở Biên Hòa là một thủ tục không thể thiếu trong quá trình xây dựng nhà ở, công trình. Dưới đây là một số kinh nghiệm và quy trình tự xin phép xây dựng tại Biên Hòa do Kỹ Sư Lê Hải Duyên chia sẻ:
Giấy phép xây dựng nhà sao lại quan trọng như vậy?
Trước khi bắt đầu tiến hành xây dựng nhà, chúng ta cần hoàn tất một số thủ tục. Trong số đó, việc đầu tiên chúng ta cần làm là đến cơ quan chức năng có thẩm quyền để đăng ký giấy phép xây dựng nhà ở. Đây là điều bắt buộc phải làm đối với mọi người. Tuy nhiên, liệu bạn có biết tại sao việc này lại quan trọng đến vậy không?
Trước hết, chúng ta cần biết giấy phép xây dựng là mẫu giấy tờ rất cần thiết đối với bất kỳ cá nhân, tổ chức khi muốn tiến hành xây dựng công trình nào đó. Có thể nói giấy phép này là một công cụ để kiểm tra, giám sát các hoạt động thuộc diện quy hoạch đô thị. Bằng cách này, các cơ quan thẩm quyền sẽ xác định được các cá nhân, tổ chức có thực hiện đúng như các quy định hiện hành hay không.
Không chỉ vậy, giấy phép xây dựng là căn cứ để nhà nước bảo vệ các quyền lợi hợp pháp của ngôi nhà bạn. Đặc biệt là trước các đối tượng xấu. Bên cạnh đó, cũng có thể tránh các vụ khiếu nại, kiện tụng xảy ra liên quan đến vấn đề quyền sử dụng đất, hoặc diện tích sử dụng. Những thông tin sẽ được ghi cụ thể trong sổ đỏ. Vậy nên khi có tranh chấp xảy ra, chúng ta sẽ làm việc dựa trên giấy tờ. Đó chính là lý do mà xin giấy phép xây dựng là điều cực kỳ quan trọng.
Xin giấy phép xây dựng nhà hiện nay có khó không?
Với mức độ quan trọng của việc xin giấy phép xây dựng, nhiều người không khỏi bối rối khi không biết để được cấp phép có khó hay không? Và giấy tờ cần cho thủ tục này là gì? Theo khoản 1, Điều 95 Luật Xây dựng, hồ sơ cấp giấy phép xây dựng bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng
- Bản sao của một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật
- Bản vẽ thiết kế xây dựng
- Nếu có công trình liền kề, yêu cầu phải có bản cam kết bảo đảm an toàn đối với các công trình liền kề
Khi hoàn tất khâu chuẩn bị các giấy tờ này, việc tiếp theo chính là nộp hồ sơ xin cấp phép xây dựng. Yêu cầu phải nộp tại các cơ quan có thẩm quyền thuộc chuyên môn. Thời gian chờ cấp phép thường là 20 ngày. Đối với cấp lại hoặc gia hạn thì khoảng 10 ngày.
Xin giấy phép xây dựng là một việc không quá khó khăn. Tuy nhiên, quá trình này sẽ mất khá nhiều thời gian. Do đó, hầu hết nhiều người sẽ sử dụng dịch vụ xin giấy phép xây dựng thay vì tự mình thực hiện các thủ tục này.
>LIÊN QUAN: ✅Bản Vẽ Xin Phép Xây Dựng 2025 bao gồm những gì?
Quy trình tự xin giấy phép xây dựng (GPXD) tại Biên Hòa Đồng Nai
Quy trình tự xin giấy phép xây dựng tại Biên Hòa Đồng Nai như sau:
Bước 1: Lên mặt bằng công năng và 3D ngoại thất
Chủ đầu tư nên nhờ KTS tư vấn, đối chiếu nhu cầu xây dựng của mình với các thông tin điều lệ về diện tích xây dựng, chiều cao tầng, số tầng tối đa, khoảng lùi trước, sau và các quy định khác ở khu vực cần xây dựng.
Thiết kế mặt bằng công năng và 3D ngoại thất, chốt phương án thiết kế thi công.
Bước 3: Tiến hành hoàn thiện hồ sơ và xin phép xây dựng
Sau khi đã chốt phương án thiết kế thi công, công ty triển khai bản vẽ xin phép xây dựng để xin giấy phép xây dựng dựa trên điều lệ quy định của địa phương quản lý.
Hoàn thiện hồ sơ xin phép xây dựng gồm:
- Giấy uỷ quyền của chủ đầu tư cho cá nhân đi xin Giấy phép xây dựng (làm ở văn phòng công chứng).
- 01 Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng nhà ở (theo mẫu): 01 bản.
- 01 Giấy cam kết đảm bảo an toàn đối với công trình liền kề (theo mẫu): 01 bản.
- 01 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ( sổ đỏ): 01 bản công chứng.
- 02 Căn cước công dân của người đứng tên sổ đỏ photo công chứng : 02 bản.
- 01 Hồ sơ kỹ thuật thửa đất photo nếu trong Giấy chứng nhận QSD đất không thể hiện đủ thông tin về kích thước, quy hoạch (Đất có nhiều mục đích sử dụng thì phải định vị đất ở).
Nếu thiếu Hồ sơ kỹ thuật thì chúng ta làm phiếu yêu cầu cung cấp dử liệu đất đai (theo mẫu) ở văn phòng 1 cửa thành phố hoặc ở huyện.
Nếu đất nhiều mục đích (không phải 100% thổ cư) thì làm hợp đồng định vị vị trí thổ cư trên lô đất đó. ( làm ở văn phòng 1 cửa thành phố hoặc huyện).
- 02 Bản vẽ xin phép xây dựng :02 bản bao gồm:
+ Bản vẽ mặt bằng vị trí công trình trên lô đất tỷ lệ : 1/100-1/500, kèm theo sơ đồ vị trí công trình.
+ Bản vẽ các mặt bằng, các mặt đứng và mặt cắt chủ yếu của công trình, tỷ lệ 1/50-1/200;
+ Bản vẽ mặt bằng móng tỷ lệ 1/100-1/200 và mặt cắt móng tỷ lệ 1/50, kèm theo sơ đồ đấu nối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật về giao thông, cấp nước, thoát nước mưa, nước bẩn, xử lý nước thải, cấp điện, thông tin liên lạc, các hệ thống hạ tầng kỹ thuật khác liên quan đến công trình tỷ lệ 1/50-1/200.
Các lưu ý khi gia chủ tự xin phép xây dựng tại Đồng Nai
Nếu nhà cao hơn 12m hoặc lớn hơn 2 tầng, diện tích sàn xây dựng lớn hơn hoặc bằng 250m2 thì bổ sung hồ sơ năng lực của công ty thiết kế. Gồm:
Trong trường hợp diện tích lớn hơn 250m2 sàn xây dựng bắt buộc phải có công ty có pháp lý đầy đủ để đại diện xin phép. Trong trường hợp này cần bổ sung giấy tờ sau:
- 01 Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 01 bản photo.
- 01 Bản kê khai kinh nghiệm của tổ chức thiết kế (theo mẫu).
- 01 Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng của công ty: 01 bản.
- 01 Chứng chỉ hành nghề thiết kế của kiến trúc sư và kỹ sư: 01 bản.
Trường hợp có tầng hầm: Phải có văn bản cam kết của chủ đầu tư bảo đảm an toàn cho công trình và công trình lân cận đối với công trình xây chen, có tầng hầm.
- Tiến hành nạp hồ sơ tại văn phòng một cửa UBND thành phố hoặc huyện và lấy giấy hẹn trả kết quả.
- Giấy kiểm tra hiện trạng thực tế trước khi cấp GPXD.
- Sau khi nhận kết quả GPXD về phải thông báo với địa phương có vị trí sắp xây dựng để địa phương nắm (ở phường, xã).
Trong nhiều trường hợp nếu không nắm rõ về những yêu cầu về bản vẽ xây dựng, thông tin xây dựng thì sẽ phải chỉnh sửa hồ sơ xin phép và chờ đợi rất lâu.
>>THAM KHẢO NGAY:✅Báo Giá Dịch vụ xin giấy phép xây dựng tại Biên Hòa Đồng Nai
Xem thêm video Tất tần tật Quy trình hồ sơ xin Giấy phép xây dựng – GPXD | Nhà Xanh Việt Nam:
Trên đây là chi tiết về các kinh nghiệm và quy trình tự xin phép xây dựng tại Biên Hòa do Nhà Xanh Việt Nam chia sẻ. Hy vọng bài viết đã cung cấp đầy đủ các thông tin mà bạn cần, chúc các bạn thành công!